Ngân hàng chính sách xã hội VPSP là ngân hàng gì?

Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP) đã được thành lập từ năm 2002 đây vẫn là cái tên xa lạ đối với nhiều người. Vậy cụ thể VBSP là ngân hàng gì? Hiện nay đang hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ nào? Có tốt và uy tín không? FintechAZ sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Bảng Thông Tin Tóm Tắt Về Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Loại hình Tổ chức tín dụng
Ngành nghề Ngân hàng
Thể loại Tài chính
Thành lập

31 tháng 8 năm 1995: Ngân hàng Phục vụ người nghèo

4 tháng 10 năm 2002: Ngân hàng Chính sách xã hộ

Trụ sở chính 169 Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Nhân viên chủ chốt

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Nguyễn Thị Hồng

Tổng Giám đốc: Dương Quyết Thắng

Sản phẩm Dịch vụ tài chính
Chi nhánh 63
Website https://vbsp.org.vn/

VBSP Là Ngân Hàng Gì?

Ngày 4/10/2002, Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thành lập, theo Quyết định 131/ 2002/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mục đích hoạt động của ngân hàng không vì lợi nhuận riêng mà được Chính phủ Việt Nam bảo đảm khả năng thanh toán.

Tỉ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Chính sách Xã hội là 0%. Hiện tại, ngân hàng này cũng không tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và nhiều khoản phải nộp cho ngân sách của Nhà nước.

Ngân hàng Chính sách Xã hội hiện nay thực hiện chính sách tín dụng với các đối tượng người nghèo, người đặc biệt khó khăn, nhờ vậy mà người dân sẽ có nhiều cơ hội vay vốn đầu tư, kinh doanh, tu sửa nhà cửa,… với lãi suất thấp tại Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Ngân hàng cũng có bộ máy quản lý thống nhất toàn quốc, có pháp nhân, vốn điều lệ, con dấu tài sản rõ ràng minh bạch.

ngan hang chinh sach xa hoi la gi
VBSP là ngân hàng gì?

Tìm hiểu thêm: Danh sách các ngân hàng tại Việt Nam cập nhật mới nhất 2023

Quá Trình Hoạt Động Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam

  • Ngày 31 tháng 8 năm 1995: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ra Quyết định số 525-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ Người nghèo để giúp người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Khi này Ngân hàng chỉ tham gia ban hành chính sách, còn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đảm nhận.
  • Ngày 4 tháng 10 năm 2002: Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; cũng trong ngày này, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Thời hạn hoạt động là 99 năm.
  • Ngày 11 tháng 3 năm 2003: Ngân hàng chính thức hoạt động.
  • Đến ngày 30 tháng 9 năm 2017: Tổng nguồn vốn của Ngân hàng là hơn 179.000 tỉ đồng, gấp hơn 25 lần so với khi thành lập. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt hơn 169.000 tỷ đồng, gấp 24 lần so với khi thành lập. Hơn 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ. Hơn 31,8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác đã vay vốn từ Ngân hàng, nhờ đó hơn 4,5 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo.Vốn ủy thác của địa phương gần 8.500 tỉ đồng.

Tìm hiểu thêm: Top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay

Hệ Thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Tại Việt Nam

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam hiện nay có hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương. Cơ cấu tổ chức gồm:

  • Trụ sở chính đặt tại Hà Nội,
  • Chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Phòng giao dịch đặt tại các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh. Những nơi cần thiết thì thành lập Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội sở chính, Chi nhánh và Phòng giao dịch do Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội là Hội đồng quản trị với hội đồng quản trị có 12 thành viên, cụ thể:

  • 9 thành viên kiêm nhiệm gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ và Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
  • 3 thành viên chuyên trách gồm: 01 ủy viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực, 01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 ủy viên giữ chức Trưởng Ban Kiểm soát.
  • Điều hành hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội là Tổng giám đốc.
  • Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Chính sách xã hội.
  • Hỗ trợ giúp việc Tổng giám đốc có một số Phó Tổng giám đốc.
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị ký bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc.
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Tìm hiểu thêm: Danh sách ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Việt Nam

Đặc Điểm Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Đặc điểm của ngân hàng Chính sách Xã hội được tổng hợp thành các điểm như sau:

Hội, Đoàn thể nhận ủy thác một số công đoạn cho vay

Ngân hàng Chính sách xã hội có hai phương thức cho vay: cho vay trực tiếp và cho vay ủy thác. Trong đó, cho vay ủy thác chiếm hơn 98% tổng dư nợ (2017).

Cho vay ủy thác nghĩa là Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác một số công đoạn trong quy trình cho vay cho bốn tổ chức chính trị – xã hội (gọi tắt là Hội, Đoàn thể) gồm Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nội dung ủy thác có thể tóm tắt là:

  • Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi đến đối tượng thụ hưởng; tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,… để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả; họp đánh giá định kỳ hoặc đột xuất.
  • Tham gia buổi bình xét công khai hộ vay vốn của tổ tiết kiệm và vay vốn (tổ TK&VV); chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của tổ TK&VV
  • Phối hợp với các bên có liên quan kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, đôn đốc hộ vay trả nợ.

Việc ủy thác cho Hội, Đoàn thể với mục đích nhằm công khai hóa, xã hội hóa hoạt động tín dụng chính sách, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đồng thời củng cố hoạt động của tổ chức Hội ở cơ sở.

dac diem cua ngan hang csxh
Đặc điểm của ngân hàng chính sách xã hội

Tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ tiết kiệm và vay vốn được hiểu là một tập hợp các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.

Các thành viên (tổ viên) sẽ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống, đồng thời cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng.

Một Tổ tiết kiệm và vay vốn phải có tối thiểu 5 tổ viên và tối đa là 60 tổ viên; các tổ viên phải cư trú hợp pháp theo địa bàn dân cư thuộc đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, trong đó các tổ viên được sắp xếp theo hướng liền canh, liền cư.

Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động không tách rời với ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác và Ngân hàng:

  • Trong mối quan hệ với ủy ban nhân dân cấp xã: tổ chịu sự chỉ đạo, quản lý, kiểm tra trực tiếp của ủy ban nhân dân cấp xã. Việc thành lập, thay đổi ban quản lý tổ hoặc giải thể tổ đều phải có sự chấp thuận của ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Trong mối quan hệ với Hội, Đoàn thể nhận ủy thác: tổ phải phối hợp với Hội, Đoàn thể; chịu sự giám sát, theo dõi của Hội, Đoàn thể.
  • Trong mối quan hệ với Ngân hàng: Ngân hàng và đại diện ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn ký kết hợp đồng ủy nhiệm quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Ngân hàng có trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của tổ, đồng thời phối hợp với UBND cấp xã và Hội, Đoàn thể nhận ủy thác tổ chức thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, quản lý cho ban quản lý tổ. Đối với các ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn được Ngân hàng ủy nhiệm thu lãi, thu tiết kiệm thì hàng tháng sẽ thực hiện thu tiền lãi vay và tiền gửi tiết kiệm của tổ viên trong tổ, sau đó nộp cho Ngân hàng vào ngày giao dịch cố định tại điểm giao dịch xã.

Điểm giao dịch xã

Điểm giao dịch xã được hiểu là nơi Ngân hàng tổ chức giao dịch với khách hàng, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn một xã, được đặt trong khuôn viên trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã.

Phiên giao dịch xã diễn ra vào ngày cố định hàng tháng, kể cả ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối tuần, và chỉ thực hiện giao dịch bù vào ngày khác nếu ngày giao dịch cố định tháng đó trùng vào ngày nghỉ Tết Nguyên đán.

Các ngày giao dịch cố định của từng xã được niêm yết trên website của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đến cuối 2017 Ngân hàng có trên 10.900 điểm giao dịch xã.

Hoạt động giao dịch lưu động tại xã do một tổ giao dịch thực hiện. Tổ này là một phận nghiệp vụ gồm tối thiểu ba nhân viên, có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền và công khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm và thực hiện quy trình xử lý nợ…

Nhiệm Vụ Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Là Gì?

Ngân hàng Chính sách Xã hội luôn thực hiện các nhiệm vụ của mình đối với xã hội, cụ thể:

  • Hỗ trợ triển khai các chương trình và chính sách tín dụng với các ưu đãi hấp dẫn của Nhà nước đối với người nghèo, các đối tượng khác trên địa bàn.
  • Thực hiện hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn, cho vay. Đồng thời cung cấp dịch vụ ngân hàng theo quy định tại điều lệ về tổ chức và hoạt động của chính Ngân hàng Chính sách xã hội
  • Nhận sự ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp hội, tổ chức phí chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước
  • Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức cá nhân và thực hiện hợp đồng ủy thác của các đơn vị nhận uy thác khác.

Các Sản Phẩm Dịch Vụ Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

So với các ngân hàng khác, ngân hàng Chính sách xã hội không hề thua kém, Ngân hàng cũng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ. Cụ thể như sau:

Sản phẩm vay vốn

  • Cho vay hộ nghèo.
  • Cho vay hộ cận nghèo.
  • Cho vay vốn hộ mới thoát nghèo.
  • Cho vay học sinh, sinh viên.
  • Cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài.
  • Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
  • Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
  • Cho vay thương nhân vùng khó khăn.
  • Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
  • Cho vay hộ nghèo làm nhà ở.
  • Cho vay hộ nghèo làm nhà ở tránh lũ.
  • Cho vay hộ gia đình có người HIV, sau cai nghiện.
  • Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
  • Cho vay hỗ trợ trồng rừng, phát triển chăn nuôi.
  • Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
  • Cho vay hộ hộ dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sống Cửu Long.
  • Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
  • Cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo.
  • Các chương trình dự án vốn nước ngoài.

Dịch vụ thanh toán ngân quỹ

  • Dịch vụ gửi tiền thanh toán
  • Tiền gửi có kỳ hạn
  • Chuyển tiền đi trong nước
  • Chuyển tiền đến trong nước
  • Dịch vụ chuyển tiền kiểu hối

Dịch vụ gửi tiết kiệm

  • Dịch vụ gửi tiết kiệm không kỳ hạn
  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn
  • Tiền gửi tiết kiệm của đối tượng người nghèo.
san pham ngan hang csxh
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chính sách xã hội

Các Đối Tượng Được Hỗ Trợ Vay Vốn Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Hiện nay ngân hàng Chính sách xã hội đang hỗ trợ các đối tượng rất đa dạng. Cụ thể như sau:

  • Hộ nghèo.
  • Hộ cận nghèo.
  • Hộ mới thoát nghèo.
  • Học sinh, sinh viên.
  • Đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài.
  • Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
  • Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
  • Cho vay thương nhân vùng khó khăn.
  • Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
  • Hộ nghèo làm nhà ở.
  • Hộ nghèo làm nhà ở tránh lũ.
  • Hộ gia đình có người HIV, sau cai nghiện.
  • Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
  • Cho vay hỗ trợ trồng rừng, phát triển chăn nuôi.
  • Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
  • Hộ hộ dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sống Cửu Long.
  • Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
  • Cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo.
  • Các chương trình dự án vốn nước ngoài.

Lãi Suất Vay Vốn Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội

Lãi suất cho vay đối với người nghèo

Hiện nay, lãi suất cho vay đối với các đối tượng người nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội rất ưu đãi. Mục đích là giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hay HSSV khó khăn có điều kiện cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, học tập tốt góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, tăng nhận thức, đảm bảo an sinh xã hội…

Đối tượng cho vay Lãi suất cho vay
Hộ nghèo 6,6%/Năm
Hộ nghèo tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ 3,3%/Năm
Hộ cận nghèo 7,92%/Năm
Hộ mới thoát nghèo 8,25%/Năm
HSSV có hoàn cảnh khó khăn 6,6%/Năm

Lãi suất vay dành cho các đối tượng hoàn cảnh khác

Bên cạnh những ưu đãi dành cho đối tượng người nghèo thì Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đáp ứng được khả năng của các đối tượng muốn vay để giải quyết việc làm và đi lao động có thời hạn nước ngoài bằng mức lãi suất thấp. Cụ thể như sau:

Đối tượng cho vay Lãi suất cho vay
Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm:  
Người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. 3,3%/năm
Hộ gia đình vay vốn cho người lao động mà người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. 3,3%/năm
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật. 3,3%/năm
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số. 3,3%/năm
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số. 3,3%/năm
Các đối tượng khác 6,6%/năm
Các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài:  
Người lao động là hộ nghèo và người dân tộc thiểu số thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ. 3,3%/năm
Các đối tượng còn lại thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ. 6,6%/năm
Cho vay xuất khẩu lao động 6,6%/năm

Tổng Kết

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn giải đáp VBSP là ngân hàng gì? Bên cạnh đó là nhưng sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng chính sách xã hội đang cung cấp và mức lãi suất cụ thể cho từng đối tượng khách hàng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với bạn.

Xem thêm:

Agribank là ngân hàng gì? Của nhà nước hay tư nhân?

Vietcombank là ngân hàng gì? Của nhà nước hay tư nhân?

Vietinbank là ngân hàng gì? Của nhà nước hay tư nhân?

BIDV là ngân hàng gì? Của nhà nước hay tư nhân?

GPBank là ngân hàng gì? Của nhà nước hay tư nhân?

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *