Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì, bao gồm các loại nào?

Hiện nay, số lượng khách hàng mở thẻ ATM tại các ngân hàng để đáp sử dụng cho các mục đích như: cất giữ, chuyển tiền, nhận tiền và thanh toán là rất lớn. Do đó, phí quản lý tài khoản ngân hàng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu bởi nó không chỉ liên quan tới vấn đề tài chính mà còn là vấn đề bảo về quyền lợi của người dùng.

Vậy phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì? Gồm những loại nào? Nó có phải là phí duy trì tài khoản ngân hàng không? Mời các bạn cùng FintechAZ theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

Phí Quản Lý Tài Khoản Ngân Hàng Là Gì?

Phí quản lý tài khoản ngân hàng là chi phí mà khách hàng phải thanh toán khi đăng ký tài khoản và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Đây là khoản phí mà khách hàng bắt buộc phải chi trả hàng tháng nếu muốn tiếp tục duy trì tài khoản ngân hàng và sử dụng dịch vụ kèm theo.

Tuy mỗi loại thẻ ATM lại mang những tính năng riêng, thế nhưng tất cả đều phải chịu phí quản lý tài khoản theo quy định của từng ngân hàng.

phi quan ly tai khoan ngan hang la gi
Phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì?

Phí Quản Lý Tài Khoản Ngân Hàng Bao Gồm Các Loại Nào?

Việc biết được các khoản phí khi sử dụng sản phẩm ngân hàng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý tài khoản. Nếu bạn đang không biết phí quản lý tài khoản ngân hàng bao gồm những loại nào thì hãy tham khảo thông tin sau:

phi quan ly ngan hang gom nhung loai nao
Phí quản lý tài khoản ngân hàng bao gồm các loại nào

Phí Duy Trì Tài Khoản Ngân Hàng

Đây là khoản phí áp dụng cho thẻ thanh toán qua tài khoản ngân hàng, bắt buộc phải nộp ngay từ khi đăng ký mở tài khoản tài các ngân hàng theo tháng.

Thông thường, mức phí duy trì tài khoản các ngân hàng là 50.000 VNĐ. Số tiền này không thể rút ra khi thẻ đang hoạt động bởi nó chính là số dư tối thiểu phải có trong thẻ của bạn. Ngược lại, nếu bạn muốn rút số tiền tối thiểu thì điều đó đồng nghĩa với việc hủy thẻ.

Hàng tháng, số tiền duy trì tài khoản này có thể giảm đi một ít do phải thanh toán các khoản phí dịch vụ khác. Bạn cần nạp tiền thường xuyên vào tài khoản để đảm bảo số dư luôn ở mức trên 50.000 VNĐ. Mục đích của loại phí này là để kích cầu khách hàng sử dụng thường xuyên.

Phí Dịch Vụ Internet Banking Và Mobile Banking

Internet Banking và Mobile Banking là dịch vụ ngân hàng trực tuyến, giúp khách hàng có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại…mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị có kết nối internet như laptop, máy tính bảng, điện thoại…

Và tất nhiên, để đổi lại những tiện ích đó thì khách hàng sẽ phải trả phí hàng tháng cho hai dịch vụ này. Phí dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking sẽ được trừ trực tiếp vào tiền tài khoản ngân hàng. Đây không phải khoản phí bắt buộc, nếu không đăng ký dịch vụ này thì bạn sẽ không phải chịu mức phí này.

Phí Dịch Vụ SMS Banking

SMS Banking là dịch vụ được sử dụng rộng rãi nhờ những tiện ích mang đến cho người dùng. Bạn có thể dễ dàng quản lý tài khoản, sự tăng giảm số dư, đồng thời đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.

Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng sẽ phải chịu phí dịch vụ từ ngân hàng. Thông qua SMS Banking, hệ thống sẽ gửi tin nhắn tới số điện thoại của bạn mỗi khi có biến động tài khoản hoặc thông báo khuyến mại từ ngân hàng.

Biểu Phí Quản Lý Tài Khoản Của 1 Số Ngân Hàng Phổ Biến

Các bạn có thể tham khảo bảng biểu dưới đây, để cập nhật phí quản lý tài khoản tại một số ngân hàng uy tín trên thị trường:

Ngân hàng Phí duy trì tài khoản Phí SMS/Mobile Banking/Internet Banking
MBBank 8.000 (Miễn phí nếu số dư bình quân > 2 triệu VNĐ/tháng) 100.000 VNĐ/năm
TPBank 5.000 10.000 VNĐ
VPBank 10.000 4.000 VNĐ
VIB Miễn phí Miễn phí
BIDV 26.400 VNĐ/năm.

Phí Mobile/Internet Banking:Miễn phí.

Phí SMS: 9.900 đồng/năm

VietcomBank 2000 VNĐ/tháng

Phí Internet Banking, Mobile banking, Mobile BankPlus VietcomBank: 10.000 VNĐ/tháng

Phí SMS Banking: 11.000 VND/tháng.

Lưu ý: Bảng phí trên chỉ mang tính chất tham khảo, ngân hàng có thể sẽ điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

1 Số Loại Phí Ngân Hàng Khác

Phí Thường Niên

Đây là loại phí bắt buộc khách hàng phải đóng hàng năm. Loại phí này có ý nghĩa là để duy trì tài khoản thẻ, tận hưởng những lợi ích mà thẻ mang lại.

Hiện tại, phí thường niên áp dụng cho thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán nội địa dao động từ 50.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ, thẻ thanh toán quốc tế dao động từ 100.000 VNĐ đến 500.000 VNĐ.

Còn đối với thẻ tín dụng, mức phí này sẽ áp dụng cho từng loại. Có những loại thẻ phí thường niên cao lên tới 10.000.000 VNĐ.

Phí Chuyển Tiền Và Phí Rút Tiền

Hai loại phí này được nhiều người biết đến nhất. Khi thực hiện giao dịch rút tiền/chuyển tiền tại máy ATM hoặc qua ngân hàng điện tử, bạn sẽ phải chịu phí này.

Để giảm thiểu chi phí rút tiền, bạn nên rút ở những cây ATM thuộc ngân hàng mà bạn đang sử dụng. Tương tự, phí chuyển tiền cùng hệ thống sẽ miễn phí hoặc thấp hơn so với khác hệ thống.

phi chuyen tien rut tien
Phí chuyển tiền và phí rút tiền

Phí Giao Dịch Quốc Tế

Khi đi du lịch nước ngoài, bạn sẽ phải thanh toán hóa đơn và sử dụng thẻ tại các máy ATM khác nhau, vì vậ mỗi giao dịch sẽ bị thu phí theo quy định của ngân hàng tại quốc gia đó.

Mức phí này thường được tính dưới 3% trên tổng số tiền giao dịch, đôi khi cũng được tính khi bạn kiểm tra số dư trong tài khoản.

Cách tốt nhất là bạn nên thông báo với ngân hàng phát hành thẻ về dự định đi nước ngoài của bạn, ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn trong trường hợp gặp sự cố ngoài ý muốn từ thẻ Visa/MasterCard Debit của bạn.

Phí In Sao Kê

Thông thường việc sao kê ngân hàng xuất phát từ nhu cầu tài chính như: kiểm tra tài chính, xác thực tài chính…nếu bạn có ý định vay thấu chi tín chấp thì cũng cần có bản sao kê tài khoản để chứng thực.

Muốn nhận được bản in sao kê tài khoản khi sử dụng thẻ tín dụng của mình, khách hàng sẽ phải mất một mức phí dao động từ 20.000 – 100.000 VNĐ tùy vào từng loại thẻ tín dụng và ngân hàng mà mình đang sử dụng.

Tổng Kết

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc phí quản lý tài khoản ngân hàng là gì? Gồm những loại nào? Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý tài khoản. Chúc các bạn gặp nhiều may mắn và thành công!

Tìm hiểu thêm:

Cách tra cứu số tài khoản ngân hàng khi quên chi tiết nhất

Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng ACB đơn giản nhất

Hướng dẫn tra cứu số tài khoản ngân hàng ACB chi tiết

Hướng dẫn cách kiểm tra số dư tài khoản ACB chi tiết nhất

Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng VPBank online đơn giản tại nhà

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *