Hiện nay, thẻ ATM là một công cụ vô cùng thông dụng được hầu hết mọi người sử dụng nhưng có rất nhiều người không để ý đến số được in trên thẻ ATM. Vậy số thẻ ATM là gì? Tác dụng của nó ra sao? Có gì khác số với số tài khoản ngân hàng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau của FintechAZ nhé!
Dãy Số In Trên Thẻ ATM Là Gì?
Số thẻ ATM là một dãy số được in nổi trên thẻ ATM của ngân hàng, giúp ngân hàng quản lý dễ dàng hơn về các hoạt động tài chính của khách hàng khi sử dụng thẻ. Đây là dãy số duy nhất, không được cấp lại khi khách hàng bị mất thẻ.
Nếu khách hàng có yêu cầu làm lại thẻ ATM, ngân hàng sẽ cấp lại một thẻ ATM với dãy số mới hoàn toàn không giống với dãy số trên thẻ ATM cũ.
Số Thẻ ATM Có Bao Nhiêu Số Tất Cả?
Số thẻ trên thẻ ATM là dãy số do ngân hàng phát hành bao gồm từ 16 đến 19 ký tự được sắp xếp theo quy tắc của mỗi ngân hàng và được in nổi trên bề mặt thẻ. Hiện nay ngân hàng phân loại số thẻ ATM thành 2 loại bao gồm:
- Loại 16 ký tự: hầu hết các ngân hàng sử dụng
- Loại 19 ký tự: có ngân hàng Vietcombank và VIB là có loại thẻ 19 số này
Cấu Trúc Số Thẻ ATM
Các chữ số thẻ ATM được hình thành theo cấu trúc 4 phần, trong đó mỗi phần thể hiện 1 đặc điểm riêng biệt:
- 4 chữ số đầu: Mã ấn định của nhà nước hay còn được gọi là mã BIN
- 2 chữ số tiếp là mã ngân hàng
- 4 chữ số sau là số CIF của khách hàng đó
- Các chữ số cuối còn lại dùng để phân biệt tài khoản của khách hàng.
Ví dụ: Số thẻ ATM Vietcombank là 9704 36 68 12345678 111, thì trong đó:
- Số 36 là mã thẻ ngân hàng Vietcombank
- 12345678 là số CIF của khách hàng
- 111 là dãy số ngẫu nhiên phân biệt các tài khoản của một khách hàng.
Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều áp dụng số ấn định được nhà nước ban hành gọi là số BIN, mở đầu bằng 9704. Sau đây là một số mã số BIN của các ngân hàng tại Việt Nam:
Tên ngân hàng | Mã BIN |
Vietcombank | 9704 36 |
BIDV | 9704 18 |
Đông Á | 9704 06 |
MaritimeBank | 9704 26 |
MBBank | 9704 22 |
TPBank | 9704 23 |
VPBank | 9704 32 |
Eximbank | 9704 31 |
VIB | 9704 41 |
Việc quy định thống nhất cách ghi số thẻ ATM giúp các ngân hàng có thể liên thông với nhau qua hệ thống giao dịch liên ngân hàng.
Nhờ vậy, những người dùng thẻ có thể chuyển khoản cho nhau mà không phải chờ đợi giao dịch liên ngân hàng theo cách truyền thống.
Riêng với trường hợp của Vietinbank thì dãy BIN là 6201 60, mặc dù vậy khi dùng dịch vụ chuyển tiền qua thẻ thì vẫn kết nối bình thường.
Công Dụng Của Số Thẻ ATM
Tại ngân hàng, số thẻ ATM được dùng để quản lý các giao dịch thông qua thẻ do người dùng sử dụng. Với khách hàng thì số thẻ ATM có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Thanh toán hóa đơn online: Trên các trang thương mại điện tử, website hoặc app bán hàng online, đến bước thanh toán bạn có thể lựa chọn thanh toán bằng loại thẻ ATM phù hợp. Lúc này bạn cần điền số thẻ cùng với mã pin hoặc số CVV ghi trên thẻ để hoàn tất bước thanh toán.
- Kết nối và nạp tiền vào các ví điện tử: Hầu hết các ví điện tử như MoMo, Moca, VinID đều yêu cầu khách hàng kết nối ví với thẻ ATM để nạp và rút tiền vào ví chi tiêu. Ở bước liên kết với thẻ ngân hàng bạn sẽ phải điền số thẻ tương ứng và mã pin của thẻ ATM.
- Chuyển khoản: Số thẻ cũng được sử dụng để chuyển tiền vào thẻ khi cần. Chuyển tiền theo số thẻ có thể được thực hiện tại cây ATM, ngân hàng điện tử hoặc phòng giao dịch ngân hàng.
Phân Biệt Số Thẻ ATM Và Số Tài Khoản Ngân Hàng
Số tài khoản ngân hàng là dãy số được ngân hàng cung cấp khi bạn thực hiện việc mở tài khoản tại ngân hàng. Số tài khoản của khách hàng được lưu trên hệ thống của ngân hàng, chủ tài khoản có thể sử dụng số tài khoản để chuyển khoản, gửi tiền….
Số tài khoản ngân hàng và số thẻ ATM là 2 thông tin cơ bản mà bạn cần phải ghi nhớ để thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Bạn có thể phân biệt số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng như sau:
Yếu tố so sánh | Số thẻ ATM | Số tài khoản |
Khái niệm | Số thẻ ATM là dãy số được in nổi trực tiếp trên mặt trước thẻ ATM khách hàng được cấp. |
|
Cấu trúc |
Có 2 loại thẻ: 16 số và 19 số. Mỗi khách hàng sẽ được cung cấp một dãy số riêng trên thẻ. Trong dãy số thẻ:
|
Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về số tài khoản khác nhau. Có ngân hàng quy định số tài khoản gồm 8 chữ số, có ngân hàng quy định gồm 9, 12,13 hoặc 14, 15 số. Ví dụ:
|
Mỗi ngân hàng đều có quy tắc riêng về cấu trúc số tài khoản ngân hàng. Số các chữ số trong số tài khoản ngân hàng thường từ 9 đến 14 ký tự. Ví dụ: Số tài khoản ngân hàng Vietcombank gồm 13 chữ số, trong đó 3 chữ số đầu tiên đại diện cho một chi nhánh ngân hàng như:
Ngân hàng Vietinbank: Số tài khoản với cấu trúc bao gồm 711A ở đầu và 8 số phía sau. Ví dụ: Số tài khoản 711A 987654321. |
||
Chức năng |
|
|
Nên Chuyển Tiền Qua Số Tài Khoản Hay Số Thẻ ATM?
Khách hàng có thể thực hiện việc chuyển tiền thông qua số thẻ cũng như số tài khoản. Tùy theo ưu điểm và nhược điểm của hai cách thức trên mà quý khách hàng có thể lựa chọn phù hợp như sau:
Nội dung | Chuyển tiền qua số tài khoản | Chuyển tiền qua số thẻ |
Lợi ích |
|
|
Hạn chế |
|
|
Hướng Dẫn Cách Chuyển Tiền Qua Số Thẻ ATM Và Số Tài Khoản Ngân Hàng
Bạn dễ dàng chuyển tiền bằng thẻ ATM hoặc số tài khoản qua các hình thức sau:
Chuyển tiền qua ngân hàng tại phòng giao dịch
Bước 1: Tìm địa chỉ phòng giao dịch chuyển tiền
Bước 2: Ra Phòng giao dịch mà bạn có tài khoản tại Ngân hàng đó.
Nộp tiền vào tài khoản đó (nếu bạn có tiền sẵn trong tài khoản thì không cần nộp tiền vào tài khoản đó nữa trước khi chuyển tiền).
Bước 3: Chờ lấy số thứ tự và vào quầy giao dịch được in trên phiếu
Bước 4: Điền vào Giấy chuyển tiền (lệnh chi của ngân hàng) nhớ ghi rõ những thứ sau đây:
- Tên người nhận tiền, tài khoản người nhận tiền
- Ngân hàng- chi nhánh ngân hàng người nhận tiền.
- Tên tài khoản (Nguyễn Văn A, Cty TNHH thương mại Văn A,…)
- Số tài khoản (10201 0000 123456, …)
- Tại ngân hàng: Ngân hàng ABC – CN Hà Nội
Sau khi điền đầy đủ thông tin phiếu chuyển tiền các bạn nộp lại cho giao dịch viên và chờ nhân viên xác nhận và nhập thông tin trên hệ thống.
Bước 5: Nhân viên xác minh lại thông tin của khách hàng và chuyển lệnh duyệt chuyển tiền.
Bước 6: Khách hàng Ký vào biên lai và hoàn thành việc chuyển tiền.
Chuyển tiền qua Internet Banking/Mobile Banking
Để giúp các bạn hiểu rõ, chúng tôi xin lấy ví dụ cách chuyển tiền qua Mobile Banking của ngân hàng Vietcombank. Cụ thể như sau:
Chuyển tiền nội bộ:
- Bước 1: Đầu tiên bạn nhìn vào danh sách công cụ hình vuông nhiều màu sắc ở trên bạn sẽ thấy mục “Chuyển khoản trong hệ thống” hãy nhấn vào nút đó để bắt đầu chuyển khoản trong hệ thống.
- Bước 2: Tiếp đến trong mục chuyển khoản trong hệ thống bạn thực hiện “Chọn tài khoản” và điền các thông tin: Chọn số tài khoản người nhận. Số tiền cần chuyển. Nội dung chuyển khoản
- Bước 3: Sau đó nhấn vào nút “Chấp Nhận”
- Bước 4: Sau khi nhấn chấp nhận bạn sẽ được hỏi mã OTP (ngân hàng sẽ gửi một mã xác nhận vào di động của bạn để đảm bảo an toàn)
Chuyển tiền liên ngân hàng:
- Bước 1: Nhấn vào “Chuyển khoản ngoài hệ thống đến số tài khoản” hoặc “Chuyển khoản ngoài hệ thống đến số thẻ”
- Bước 2: Trong phần “Chuyển khoản ngoài hệ thống đến số tài khoản” bạn chọn tài khoản chuyển, điền số tài khoản người nhận, tên người nhận không dấu ở phần “người thụ hưởng”, tìm ngân hàng nhận trong mục “Ngân hàng nhận” sau đó nhấn “Chấp nhận”.
- Bước 3: Sau khi nhấn “Chấp nhận” bạn sẽ phải cập nhật thêm Tỉnh/Thành phố, chi nhánh ngân hàng tài khoản nhận, số tiền chuyển và nội dung chuyển khoản
- Bước 4: Sau đó nhấn “Chấp nhận” một lần nữa bạn sẽ được hỏi mã OTP để xác minh giao dịch, khi vietinbank ipay gửi mã OTP về điện thoại của bạn hãy nhập vào iPay để hoàn tất chuyển tiền ra ngoài Vietinbank thông qua vietinbank ipay online.
Chuyển tiền qua cây ATM
Chuyển tiền cùng ngân hàng:
- Bước 1: Cho thẻ ATM vào máy
- Bước 2: Chọn ngôn ngữ tiếng Việt, hoặc tiếng Anh
- Bước 3: Nhập mã PIN hay còn gọi là mật khẩu của thẻ ATM
- Bước 4: Chọn chức năng “Chuyển tiền, hoặc chuyển khoản” trong danh sách các chức năng. Chọn tiếp chức năng “chuyển cùng ngân hàng”.
- Bước 5: Nhập số tài khoản của người cần chuyển. Màn hình máy ATM sẽ hiển thị thông tin người nhận và tên của tài khoản đó để bạn kiểm tra lại có đúng người không, đây chính là bước giúp bạn kiểm tra có gõ nhầm số nào trong các chữ số tài khoản người nhận không. Đây cũng là một tính năng rất hữu ích giúp khách hàng tránh mất thời gian chuyển tiền lại nếu bị sai tài khoản.
- Bước 6: Nhập số tiền cần chuyển. Màn hình cây ATM sẽ hiển thị lần cuối thông tin bao gồm: người chuyển, người nhận, số tài khoản người nhận, tên tài khoản người nhận để các bạn xác nhận lại các thông tin này lần cuối.
- Bước 7: Chọn Đồng ý ATM sẽ tiến hành chuyển tiền và thông báo chuyển khoản thành công.
Chuyển tiền ATM khác ngân hàng:
- Bước 1: Cho thẻ ATM vào máy sau đó nhập mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống. Sau khi đăng nhập thành công bạn chọn chức năng chuyển khoản.
- Bước 2: Chọn “chuyển khoản khác ngân hàng”. Màn hình sẽ liệt kê danh sách ngân hàng có thể chuyển khoản đến.
- Bước 3: Nhập “Số thẻ/ Số tài khoản” ngân hàng người nhận.
- Bước 4: Nhập số tiền cần chuyển khoản
- Bước 5: Xác nhận thông tin chuyển khoản để hoàn tất quá trình chuyển tiền. Xem lại toàn bộ thông tin quan trọng như tên tài khoản và số tài khoản đã chính xác chưa rồi nhấn “đồng ý”. Hệ thống thông báo thành công là đã hoàn tất giao dịch.
1 Số Lưu Ý Khi Chuyển Tiền Qua Số Thẻ ATM Và Số Tài Khoản Ngân Hàng
Khi chuyển tiền qua số thẻ ATM hay số tài khoản ngân hàng các bạn cần lưu ý những vấn đề sau để không gặp phải sai sót, nhầm lẫn khi giao dịch số thẻ và số tài khoản.
- Nếu đang thực hiện giao dịch nhưng nhận được thông báo là thông tin sai, nhớ kiểm tra lại xem bạn có đang nhầm số thẻ với số tài khoản hoặc ngược lại hay không. Như đã chia sẻ ở trên thì số thẻ có 2 loại: 12 số và 19 số còn số tài khoản thường có từ 9 – 14 số.
- Hiện nay, không phải ngân hàng nào cũng cho phép chuyển tiền qua thẻ. Chỉ có những ngân hàng thuộc hệ thống Napas mới có thể chuyển khoản qua số thẻ cho nhau.
- Số thẻ phải được bảo mật. Bởi vì kẻ gian chỉ cần biết được số thẻ của bạn thì có thể sẽ đánh cắp được thông tin thẻ và thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.
Hiện tại có 27 ngân hàng thuộc hệ thống Napas, đó là:
Vietcombank, VietinBank, Agribank, ACB, Sacombank, Eximbank, MB, VIB, VPBank, SHB, HDBank, TPBank, OceanBank, LienVietPostBank, ABBank, VietABank, BacABank, BaoVietBank, Navibank, OCB, GPBank, MHB, Hongleong Bank, SeaBank, PGBank, DongABank.
Tổng Kết
Với các thông tin phía trên vọng các bạn đã hiểu được cơ bản về số thẻ ATM là gì? Bên cạnh đó, bạn còn biết được cách phân biệt được số thẻ ATM và số tài khoản ngân hàng để tránh bị nhầm lẫn khi thực hiện các giao dịch. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể sử dụng thẻ ATM một cách hiệu quả hơn.
Tìm hểu thêm:
Thẻ Napas là gì? Phân biệt giữa thẻ Napas và các loại thẻ khác
Tìm hiểu thẻ JCB là gì? Những tính nắng và công dụng của thẻ JCB
Cách xử lý khi rút tiền bị nuốt thẻ ATM
Thẻ ngân hàng là gì? Cách phân biệt các loại thẻ ngân hàng hiện nay
Nên làm thẻ ngân hàng nào tốt nhất hiện nay?
Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com