Hiện nay, ngoài ngân hàng thì vay vốn tại công ty tài chính đã trở nên rất phổ biến với người dùng tại Việt Nam, đây là một trong những kênh tín dụng bạn có thể tham khảo khi cần hỗ trợ các sản phẩm vay trả góp hoặc vay tiền mặt. Vậy công ty tài chính là gì? Các loại hình và đặc điểm hoạt động ra sao? Hãy cùng FintechAZ tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
Ví dụ khoản vay minh họa:
|
Công Ty Tài Chính Là Gì?
Theo Luật được ban hành bởi nhà nước, công ty tài chính được hiểu như sau:
“Công ty tài chính là Doanh nghiệp – tổ chức tín dụng phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư tài chính, hỗ trợ các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, nguyên tắc hoạt động của các công ty tài chính là không làm dịch vụ thanh toán và không nhận tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dưới một năm.”
Trong lĩnh vực Ngân hàng, công ty tài chính được hiểu đơn giản như sau:
“Công ty tài chính là các công ty – tổ chức tín dụng hỗ trợ cho vay tiền trả góp, mua hàng trả góp điện máy, mua xe máy trả góp”
Hiện nay có một số công ty tài chính lớn tại Việt Nam như FE Credit, Home Credit, ACS…, mỗi công ty đều có đặc điểm riêng tuy nhiên đều chú trọng vào lợi ích của khách hàng khi có nhu cầu vay.
Xem thêm: Quỹ tín dụng nhân dân là gì? Vay tiền QTDND như thế nào?
Đặc Điểm Của Công Ty Tài Chính
Mức Vốn Pháp Định
Công ty tài chính có mức vốn pháp định thấp hơn nếu so với ngân hàng. Nếu như công ty tài chính thành lập vào khoảng thời gian sau ngày nghị định 141/2006/NĐ-CP có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì có mức vốn pháp định là khoảng 300 tỷ đồng. Còn nếu thành lập sau thời gian ngày 31/12/2008 thì mức vốn pháp phải có là 500 tỷ đồng.
Thời Gian Hoạt Động
Thời gian hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Nếu gia hạn thêm thời gian hoạt động thì phải được phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận nhưng mỗi lần gia hạn thêm đó thời gian cũng không quá 50 năm.
Các Loại Hình Công Ty Tài Chính Tại Việt Nam
Hiện nay các công ty tài chính tại Việt Nam có các hình thức như sau:
Công Ty Tài Chính Nhà Nước
Công ty tài chính nhà nước là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư nguồn vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
Công Ty Tài Chính Cổ Phần
Công ty tài chính Cổ phần là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng nhau góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty Cổ phần.
Công Ty Tài Chính Trực Thuộc Tổ Chức Tín Dụng
Công ty tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và do họ làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
Công Ty Liên Doanh
Công ty liên doanh là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Công Ty 100% Vốn Nước Ngoài
Công ty 100% vốn nước ngoài là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Các Hình Thức Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính
Các hình thức hoạt động của công ty tài chính hiện nay như sau:
Huy Động Vốn
Nguồn vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự tồn tại, ổn định, phát triển của công ty. Vì vậy, hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau là rất cần thiết. Hoạt động huy động vốn của công ty tài chính gồm:
- Nhận nguồn tiền vốn của các tổ chức, cá nhân có kỳ hạn từ một năm trở lên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá trị khác để huy động nguồn vốn của cá nhân trong nước và ở nước ngoài.
- Nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc của chính phủ.
- Vay các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, ngoài nước hay các tổ chức tài chính quốc tế.
Hoạt Động Cho Vay
Hiện nay, công ty tài chính được phép cho vay tiền nhanh dưới các hình thức:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, vay dài hạn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Cho vay tiêu dùng thông qua hình thức cho vay trả góp
- Cho vay theo sự ủy thác của Chính phủ, hay của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác:
- Công ty tài chính cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân qua các hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
- Công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.
Hoạt Động Bảo Lãnh
Công ty tài chính được bảo lãnh dựa trên uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Có các loại hình bảo lãnh sau:
- Bảo lãnh vay vốn.
- Bảo lãnh thanh toán.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
- Bảo lãnh đối ứng.
- Xác nhận bảo lãnh.
Các Hoạt Động Khác
Theo quy định hiện hành, các công ty tài chính còn có thể thực hiện các hoạt động sau:
- Góp vốn mua cổ phần cho các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp
- Hoạt động theo phương thức đầu tư
- Tham gia thị trường tiền tệ
- Kinh doanh vàng, thực hiện các dịch vụ kiều hối
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư
- Cung cấp các dịch vụ bảo quản hiện vật quý, cho thuê tủ két, cầm đồ, giấy tờ có giá.
- Được phép trở thành đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá khác cho các công ty, doanh nghiệp
- Được quyền nhận ủy thác, trở thành đại lý trong các lĩnh vực liên quan tới tài chính ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản, vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức theo hợp đồng.
Tổng Kết
Như vậy đến đây các bạn đã trả lời được câu hỏi công ty tài chính là gì? Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin bổ ích dành cho bạn. Khi có nhu cầu vay vốn tại các công ty tài chính bạn nên tham khảo và tìm hiểu kỹ trước khi vay vốn nhé!
Xem thêm:
Danh sách các công ty tài chính tại Việt Nam cập nhật mới nhất 2022
Lãi suất danh nghĩa là gì? Lãi suất thực là gì? Cách phân biệt
Fintech là gì? Những kiến thức cần biết
Đáo hạn là gì? Kiến thức về đáo hạn từ A – Z
Tất toán là gì? Các loại tất toán hiện nay
Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com