Hội sở ngân hàng là gì, cách phân biệt với chi nhánh và PGD

Đối với các ngân hàng, hội sở thường là nơi quyết định các chiến lược kinh doanh, quản lý hoạt động và thực hiện các giao dịch quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi mọi ngươi hay nhầm lẫn giữa hội sở và các chi nhánh của ngân hàng. Vậy hội sở là gì? Hội sở ngân hàng đảm nhận chức năng gì? Hội sở có gì khác so với các chi nhánh? FintechAZ sẽ giúp bạn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Hội Sở Là Gì?

Hội sở ngân hàng hay còn được hiểu là trụ sở ngân hàng, đây là đầu não của ngân hàng, được xếp cao nhất trong tổ chức. Tại đây có nhiều phòng ban khác nhau, khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch cũng như giải quyết tất cả các nhu cầu.

Hội sở là nơi mà khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch, đây cũng là nơi có các hoạt động mà những cơ cấu phân cấp thấp hơn không thể thực hiện được. Một trụ sở ngân hàng được chia thành nhiều phòng ban, và mỗi phòng đảm nhận một vai trò, nhiệm vụ khác nhau.

Nói đơn giản hơn, hội sở chính là nơi tập trung tất cả quyền hạn và quyết định để đưa ra những chính sách, chiến lược. Đây được xem là cơ quan đầu não có thể chi phối, điều hành và quản lý những hoạt động của ngân hàng đó.

hoi so ngan hang la gi
Hội sở ngân hàng là gì?

Mỗi Ngân Hàng Có Bao Nhiêu Hội Sở?

Thông thường mỗi ngân hàng chỉ có một hội sở duy nhất, cũng có một số ngân hàng hai hội sở, nhưng con số này rất ít. Tại hội sở tập trung nhiều ông “sếp lớn” của ngân hàng đó, với đầy đủ các quyền hành khác nhau.

Mỗi khi có vấn đề liên quan đến trụ sở hoặc chi nhánh thì sẽ cùng nhau tập trung và đưa ra quyết định. Như vậy, hội sở là nơi đưa ra chính sách, chiến lược quan trọng chi phối hoạt động của ngân hàng.

Vị Trí Hội Sở Ngân Hàng

Hầu hết các ngân hàng sẽ chọn lựa một vị trí đắc địa để làm trụ sở chính của ngân hàng. Các hội sở thuộc các ngân hàng thường được đặt tại trung tâm, thành phố và các tuyến đường lớn để dễ dàng nhận biết.

Việc chọn lựa một vị trí đắc địa để đặt làm hội sở ngân hàng không chỉ thu hút sự quan tâm của khách hàng, mà còn là cách thuận tiện nhất để khách hàng có thể dễ dàng tìm đến và giao dịch.

Vài Trò Và Cách Thức Hoạt Động Của Hội Sở Ngân Hàng

Hội sở ngân hàng thực chất là một ngân hàng nhưng cao cấp hơn. Các hoạt động tại Hội sở vẫn liên quan tới giao dịch tuy nhiên có phần khác biệt.

  • Tại Hội sở sẽ diễn ra các cuộc họp hội đồng, giám đốc, nơi các nhà điều hành cấp cao báo cáo kết quả kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng.
  • Họp bàn về các vấn đề kinh doanh, đưa ra chính sách, chiến lược phát triển nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Đưa ra những quyết định liên quan tới chính sách, quy định vay vốn…sau đó ban bố tới các chi nhánh của ngân hàng.
chuc nang hoi so ngan hang
Chức năng và hoạt động của hội sở ngân hàng

Phân Biệt Hội Sở Ngân Hàng Và Chi Nhánh, Phòng Giao Dịch Ngân Hàng

Để thuận tiện cho quá trình giao dịch các bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về ngân hàng. Dưới đây là những thông tin giúp bạn phân biệt hội sở với những khái niệm khác.

Chi Nhánh

Chi nhánh ngân hàng trực thuộc dưới quyền của hội sở ngân hàng, tại chi nhánh ngân hàng, các chức năng và nghiệp vụ vẫn được thực hiện như một ngân hàng bình thường. Hầu hết, chi nhánh ngân hàng sẽ được đặt tại các tỉnh, thành lớn trên cả nước.

Nếu hội sở chỉ có 1 hoặc 2 thì chi nhánh có rất nhiều, việc này sẽ mang tới cho khách hàng sự thuận tiện, dễ dàng tìm được ngân hàng để thực hiện giao dịch của mình. Trong chi nhánh ngân hàng lại được phân cấp thành chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2.

Tiêu chí để phân cấp chi ngân hàng là dựa trên hiệu quả công việc lợi nhuận ngân hàng đem lại. Khi đó, lợi nhuận ngân hàng nào lớn hơn thì sẽ được phân cấp ngân hàng cấp 1, lợi nhuận ngân hàng nào thấp hơn là ngân hàng chi nhánh cấp 2.

Sở Giao Dịch Ngân Hàng

So với chi nhánh, hội sở ngân hàng thì sở giao dịch có quyền thấp hơn, cơ cấu tổ chức của sở giao dịch cũng nhỏ hơn nên thường được đặt tại địa phương, các quận huyện. Tuy nhiên, đây lại là nơi có lượng khách hàng đông nên có thể mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Thông thường, một chi nhánh ngân hàng có nhiều sở giao dịch khác nhau và có quan hệ mật thiết. Tuy nhiên, sở giao dịch sẽ bị hạn chế một số chức năng, tại nhiều địa phương, sở giao dịch chỉ dùng để huy động vốn tiết kiệm hoặc các khoản vay tín dụng.

Phòng Giao Dịch

Phòng giao dịch thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch. Tại đây, bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ cơ bản không thanh toán quốc tế. Với ngân hàng TMCP sẽ có những quy định chung về phòng giao dịch gồm: Ban kế toán-ngân quỹ, Ban tổng hợp và Ban khách hàng…

Như vậy, sự phân cấp của ngân hàng được thể hiện từ cao nhất đến thấp. Tuy nhiên, tất cả đều thuộc quyền hành quản lý của hội sở ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch ở bất cứ ngân hàng nào, nhưng sẽ có hạn chế nhất định tại mỗi ngân hàng.

Để so sánh sự khác nhau giữa hội sở, chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng, chúng tôi xin tóm tắt tại bảng sau:

Hội sở ngân hàng Hội sở ngân hàng hay còn được hiểu là trụ sở ngân hàng của một ngân hàng nào đó. Hội sở được xem là đầu não của ngân hàng, được xếp cao nhất trong tổ chức.
Chi nhánh ngân hàng Chi nhánh ngân hàng trực thuộc dưới quyền của hội sở ngân hàng. Tại chi nhánh ngân hàng, các chức năng và nghiệp vụ vẫn được thực hiện như một ngân hàng bình thường. Thông thường, chi nhánh ngân hàng sẽ được đặt tại các tỉnh, thành lớn trên cả nước.
Phòng giao dịch ngân hàng Thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch. Tại đây, bạn có thể thực hiện các nghiệp vụ cơ bản không thanh toán quốc tế.

Nên Lựa Chọn Phân Cấp Nào Của Ngân Hàng Để Giao Dịch?

Thông qua việc phân tích ở trên, chắc hẳn ai cũng muốn đến hội sở – trụ sở chính để thực hiện giao dịch. Bởi tại đây sẽ đáp ứng, giải quyết được mọi nhu cầu giao dịch, sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế khách hàng lại có xu hướng đến những nơi thuận tiện, gần nhất cho cá nhân. Vậy đâu sẽ là lựa chọn phù hợp cho khách hàng khi có nhu cầu cần giao dịch tài chính?

Điều này tùy thuộc vào dịch vụ mà khách hàng sử dụng để có thể xác định cụ thể phân cấp tổ chức trong ngân hàng phù hợp để tiếp nhận, xử lý.

  • Với các phòng giao dịch ngân hàng địa phương có đủ quyền hạn và chức năng để đáp ứng nhu cầu vay vốn hoặc gửi tiết kiệm khoản tiền dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên không áp dụng cho dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.
  • Với sở giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng có thể đáp ứng hạn mức giao dịch trên 2 tỷ đồng, áp dụng cho nhu cầu gửi, vay, chuyển tiền hoặc thanh toán nước ngoài.
  • Hội sở ngân hàng là cơ quan đầu não tiếp nhận các giao dịch lớn mang tầm vĩ mô, với những hợp đồng kinh tế lớn. Nơi đây có đầy đủ quyền hạn và chức năng để giải quyết các nhu cầu giao dịch. Tuy nhiên, các giao dịch tại hội sở ngân hàng thường bị hạn chế, nên những khách hàng đến hội sở giao dịch thường là những người có tiềm lực về tài chính, đồng thời có địa vị xã hội nhất định.

Tuy chức năng, quyền hạn có khác nhau nhưng lợi ích của khách hàng khi giao dịch tại các cấp tổ chức của ngân hàng đều như nhau. Bởi mọi cấp trong tổ chức đều cùng một hệ thống ngân hàng đều được quy định nhất quán về quyền lợi, nghĩa vụ.

Ngoài ra tại các phòng giao dịch, sở giao dịch… khách hàng khi có nhu cầu giao dịch đột xuất ngoài khung giờ làm việc có thể thực hiện các giao dịch tại hệ thống ATM hoạt động 24/7. Đây cũng được xem là một điểm giao dịch được mỗi ngân hàng quy định với chức năng và quyền hạn giới hạn.

nen chon phan cap nao giao dich
Nên đến phân cấp tổ chức nào của ngân hàng để thực hiện giao dịch?

Khi Nào Thì Nên Đến Giao Dịch Tại Hội Sở Ngân Hàng?

Khi có nhu cầu khách vẫn có thể đến hội sở để thực hiện giao dịch. Khi nào bạn nên đến trụ sở ngân hàng để giao dịch tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Vị trí địa lý của bạn tới hội sở có xa hay không? Nếu bạn gần một chi nhánh nào đó thì không nhất thiết phải đến hội sở.
  • Khoản tiền mà bạn muốn giao dịch như rút tiền, vay vốn, chuyển tiền…có nhiều không? Thông thường, chi nhánh chỉ giải quyết giao dịch có hạn mức tối đa 2 tỷ đồng, còn trường hợp giao dịch nhiều hơn thì nên tới hội sở.
  • Hầu hết các giao dịch hiện nay mà chúng ta đang tiến hành đều diễn ra ở phòng giao dịch, văn phòng đại diện của ngân hàng. Ngoài ra, giao dịch tại cây ATM do ngân hàng bố trí cũng là một lựa chọn thông minh.

Đặc biệt, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, bạn chỉ cần sử dụng Smartphone hoặc thiết bị thông minh có kết nối Internet là đã có thể thực hiện giao dịch mà không cần tới hội sở, chi nhánh hay sở giao dịch của các ngân hàng. Mọi giao dịch hoàn toàn có thể thực hiện thông qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại hoặc máy tính.

Địa Chỉ Hội Sở Chính Của 1 Số Ngân Hàng Phổ Biến Tại Việt Nam

Để giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình giao dịch, FintechAZ đã tổng hợp lại 1 số hội sở chính của các ngân hàng lớn tại Việt Nam, bạn có thể tra cứu khi cần giao dịch theo danh sách bên dưới:

Tên Ngân Hàng Hội sở chính
Vietcombank – Địa chỉ: 198 Đường Trần Quang Khải, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– SĐT: 024 3934 3137

OceanBank – Địa chỉ: Tòa nhà Daeha, 360 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

SĐT: 024. 3772 6789

Ngân hàng chính sách xã hội – Địa chỉ: Tầng 1 số 169, phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

– SĐT: 0243 641 72 40

VietinBank – Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

– Điện thoại: 1900 558 868/024 3941 8868

Agribank – Địa chỉ: Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội

– SĐT: 1900 55 88 18

BIDV – Địa chỉ: Tháp BIDV, số 194 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

– SĐT: 024 222 055 44

VPBank – Địa chỉ: 89 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

– SĐT: 1900 545415

MBBank – Địa chỉ: Số 63 Lê Văn Lương, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

– SĐT: 1900 545426

Sacombank – Địa chỉ: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

– SĐT: 028 39 320 420

Tổng Kết

Với những thông tin được FintechAZ tổng hợp ở bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết hội sở ngân hàng là gì? Cũng như sự khác nhau giữa hội sở với chi nhánh, phòng giao dịch hay sở giao dịch. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, nhu cầu giao dịch để khách hàng lựa chọn địa điểm phù hợp nhất để giao dịch.

Tìm hiểu thêm:

Séc là gì? Cách sử dụng Séc

Giấy báo có của ngân hàng là gì? Kiến thức quan trọng cần biết

Người thụ hưởng là gì? Có những quyền lợi nào?

Ngân hàng thương mại là gì? Khái niệm về ngân hàng thương mại

Ngân hàng trung gian là gì? Khái niệm và chức năng

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *