Trong hoạt động mua bán thanh toán TT là phương thức được sử dụng khá phổ biến bởi phương thức này luôn có sự tiện lợi, phù hợp với các hợp đồng giá trị nhỏ và dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Vậy thanh toán TT là gì? Ưu và nhược điểm của phương thức này ra sao? Mời các bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng FintechAZ để biết thêm chi tiết nhé!
Thanh Toán TT Là Gì?
Thanh toán TT còn có tên gọi là chuyển tiền bằng điện, tên tiếng anh là Telegraphic Transfer, đây là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó bên mua hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cho bên bán hàng bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex).
Phương thức chuyển tiền bằng điện có tốc độ nhanh tuy nhiên chi phí hơi cao, ngân hàng sẽ thực hiện dựa trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền. Các hình thức thanh toán bằng điện chuyển TT bao gồm:
- TT in advance ( chuyển tiền trả trước): Bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu trước khi nhận hàng.
- TT at sight ( chuyển tiền trả ngay): Chuyển tiền ngay sau khi nhà xuất khẩu giao hàng.
- TT at X days ( chuyển tiền trả sau): Nhận hàng trước, trả tiền sau cho bên xuất khẩu.
Các Bên Tham Gia Hình Thức Thanh Toán TT
- Người chuyển tiền (remitter) là bên mua hàng
- Người thụ hưởng (Beneficiary) là bên bán hàng tức là người được nhận tiền thanh toán
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền
- Ngân hàng đại lý (agent bank) có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, đồng thời là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng (thường là ngân hàng mà người thụ hưởng có mở tài khoản tại đó)
Vai Trò Của Ngân Hàng Trong Phương Thức Thanh Toán TT
Trong phương thức thanh toán điện chuyển tiền thì ngân hàng đóng vai trò trung gian là bên nhận tiền rồi chuyển tiền cho người nhận đúng như yêu cầu. Cụ thể:
- Ngân hàng chính là bên nhận tiền của bên mua và thực hiện lệnh chuyển tiền cho bên bán.
- Không cầm bộ chứng từ xuất nhập khẩu.
- Không có trách nhiệm theo dõi, giám sát hay đốc thúc quá trình thanh toán.
- Khách hàng sử dụng phải trả phí, phí giao dịch thu được là mức tối thiểu so với các phương thức khác.
- Quy trình chuyển tiền đơn giản, phí thấp.
Có Nên Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán TT Không?
Ưu Điểm
Thanh toán tt được ứng dụng rộng rãi, bởi nó sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật mang đến nhiều quyền lợi tốt cho người dùng. Dưới đây là một số ưu điểm tiêu biểu:
- Quy trình thanh toán TT trả sau được thực hiện rất nhanh chóng, dễ dàng
- Phí thanh toán TT qua ngân hàng thương mại sẽ thấp hơn và tiết kiệm hơn thanh toán LC
- Bên mua (bên nhập khẩu) sẽ không bị đọng vốn ký quỹ LC
- Chứng từ hàng hóa chuẩn bị đơn giản hơn là cách làm với thanh toán LC.
- Chuyển tiền trả sau sẽ tạo điều kiện nhiều cho nhà nhập khẩu vì nhận được hàng kiểm tra đầy đủ về số lượng, chất lượng mới trả đúng tiền. Tránh được rủi ro bên gửi gửi hàng kém chất lượng hoặc hư hỏng, thiếu hàng thì khó nhận lại tiền đã gửi.
Nhược Điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì phương thức này cũng có một số hạn chế như sau:
- Phương thức thanh toán này còn phụ thuộc vào thiện chí của bên bán hàng có đồng ý nhận tiền trả sau hay không hay buộc phải gửi tiền trước mới giao hàng
- Thanh toán chuyển điện không có sự đảm bảo của ngân hàng nên cũng tiềm tàng rủi ro cho bên xuất khẩu. Hơn nữa, thanh toán bằng điện diễn ra trong thời gian ngắn nên nếu có sai sót sẽ khó chỉnh sửa.
Thủ Tục Cần Chuẩn Bị Khi Thanh Toán TT
Khách hàng cần chuẩn bị một số loại giấy tờ dưới đây.
Trường hợp chuyển tiền trả trước:
- Hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực.
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ ( có hoặc không).
- Lệnh chuyển tiền.
Trường hợp chuyển tiền trả sau
- Hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (có hoặc không).
- Tờ khai hải quan.
- Hóa đơn thương mại.
- Lệnh chuyển tiền.
- Vận đơn.
Lưu ý: Người chuyển tiền cần viết đơn tới ngân hàng TM có thanh toán quốc tế, cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: Tên, địa chỉ, số tài khoản của người hưởng, số ngoại tệ xin chuyển, lý do chuyển tiền….
Quy Trình Thanh Toán TT Chi Tiết
Quy trình thanh toán TT được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng mua bán, người xuất khẩu giao đầy đủ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ và bộ chứng từ (hóa đơn) cho người nhập khẩu.
- Bước 2: Sau khi nhận được hàng, người nhập khẩu viết lệnh chuyển tiền và gửi bộ hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển số tiền cần thanh toán để trả cho người xuất khẩu.
- Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Ngân hàng sẽ trích tiền để trả cho người xuất khẩu và báo nợ tài khoản của người nhập khẩu, trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và tài khoản đủ thanh toán.
- Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền sẽ phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý.
- Bước 5: Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu (báo có tài khoản).
Giao dịch thanh toán thành công khi bên nhập khẩu nhận được đầy đủ hàng hóa, còn bên xuất khẩu nhận được số tiền theo đúng như cam kết trong hợp đồng.
Phân Biệt Giữa Phương Thức Thanh Toán TT Và TTR
Để phân biệt giữa TT và TTR, các bạn phải hiểu rõ khái niệm của 2 phương thức này. Thanh toán TT là gì như trên chúng tôi đã trình bày, sau đây là TTR là gì?
Thanh toán TTR (Telegraphic Transfer Reibursement) nghĩa là một phương thức điện chuyển tiền theo LC. Thanh toán LC (Letter Credit) là một phương thức thanh toán mà lệnh chuyển tiền chỉ được ngân hàng phê duyệt thì bên xuất khẩu làm theo chỉ dẫn của LC.
Nếu L/C cho phép TTR, bên xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay.
Ngân hàng thông báo sẽ gửi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc ngân hàng phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ sẽ được gửi sau.
Nếu L/C không cho phép TTR thì bên xuất khẩu phải đợi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành, đồng thời đợi thêm 7 ngày làm việc thì mới biết chính xác có được thanh toán hay không.
Mối liên hệ giữa TT và TTR
Trường hợp phương thức thanh toán TT kết hợp với thanh toán L/C sẽ xuất hiện 2 hình thức là TT và TTR. Cụ thể là:
TT được dùng trong L/C khi:
- Ngân hàng mở L/C thanh toán cho bên xuất khẩu qua ngân hàng thông báo từ điện đòi tiền và bộ chứng từ chuẩn xác
- Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu lúc nhận được bộ chứng từ đúng và điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu.
TT trở thành phương thức thanh toán TTR và được dùng trong L/C khi:
Ngân hàng mở L/C để thực hiện việc thanh toán cho ngân hàng chiết khấu lúc nhận được điện đòi tiền từ ngân hàng chiết khấu. Lúc này thì không cần quan tâm tới chứng từ đã tới chưa.
Những Rủi Ro Cần Biết Khi Sử Dụng Phương Thức Thanh Toán TT
Thanh toán bằng điện chuyển tiền ngoài sự tiện lợi thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các phương thức thanh toán quốc tế khác. Thanh toán có rủi ro trong cả trường hợp trả trước hay trả sau. Cụ thể:
- Đối với thanh toán TT trả trước: Người mua hàng sẽ chịu nhiều rủi ro hơn. Khi khách hàng chưa nhận được hàng đã phải thanh toán trước. Nếu khách thanh toán toàn bộ tiền hàng mà người bán không giao hàng thì sẽ khó thu hồi. Hơn nữa, khoản thanh toán trước sẽ mất một khoản vốn đặt trước.
- Đối với thanh toán TT trả sau: Người bán hàng sẽ nhận nhiều rủi ro hơn khi hàng đã được giao mà khách hàng không thanh toán sẽ rất rủi ro, khi thu hồi vốn chậm sẽ ảnh hưởng tới vòng quay của vốn, ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính.
Tổng Kết
Phương thức thanh toán TT đang được sử dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay, nhờ những ưu điểm như nhanh chóng và thuận lợi đã thúc đẩy kinh tế quốc tế.
Với bài viết hy vọng các bạn đã hiểu thanh toán TT là gì? Từ đó sẽ giúp cho các bạn học hỏi được kiến thức hữu ích về phương thức thanh toán bằng điện.
Tìm hiểu thêm:
Đổi tiền rách ở ngân hàng có được không? Phí bao nhiêu?
Đổi tiền mới tại ngân hàng để lì xì có mất phí không?
Hội sở ngân hàng là gì? Phân biệt giữa chi nhánh, phòng giao dịch và hội sở
Séc là gì? Cách sử dụng Séc
Giấy báo có của ngân hàng là gì? Kiến thức quan trọng cần biết
Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com