Bảo lãnh ngân hàng là gì, có mấy loại, có nên dùng dịch vụ?

Trong các giao dịch thương mại, cả 2 bên bán và mua đều mong muốn đảm bảo quyền lợi của mình đồng thời tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Để làm được điều này buộc phải có bên thứ 3 xuất hiện, đó chính là các dịch vụ bảo lãnh. Vậy bảo lãnh ngân hàng là gì? Chứng thư bảo lãnh là gì? Mời các bạn cùng FintechAZ tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Bảo lãnh ngân hàng chính là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh). Khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

Bảo lãnh ngân hàng thực chất là một dịch vụ mang tính chất bảo đảm từ ngân hàng về trách nhiệm của người đi vay. Hiểu đơn giản hơn, có nghĩa là khi người đi vay không thể thanh toán được khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán trong phạm vi số tiền có ghi trong giấy bảo lãnh.

Trong dịch vụ bảo lãnh ngân hàng sẽ gồm 3 bên:

  • Bên bảo lãnh: Ngân hàng
  • Bên được bảo lãnh: Khách hàng đi vay
  • Bên nhận bảo lãnh: Là bên sẽ được Ngân hàng hoàn trả tiền trong trường hợp bên được bảo lãnh không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ
bao lanh ngan hang la gi
Bảo lãnh ngân hàng là gì?

Chứng Thư Bảo Lãnh Ngân Hàng Là Gì?

Chứng thư bảo lãnh chính là cam kết của ngân hàng bằng văn bản dành cho đơn vị kinh doanh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho đơn vị kinh doanh trong thời gian có giới hạn khi đơn vị này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh là bên đơn vị thứ 3 (Bên bán hàng).

chung thu bao lanh ngan hang
Chứng thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

Đặc Điểm Của Bảo Lãnh Ngân Hàng

Bảo lãnh ngân hàng thực chất là một hình thức giao dịch thương mại mang tính đặc thù. Vì vậy, dặc điểm của bảo lãnh ngân hàng như sau:

  • Đây là một giao dịch thương mại (hay hành vi thương mại) đặc thù.
  • Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là tổ chức tín dụng (trong đó chủ yếu là các ngân hàng ) thực hiện.
  • Tổ chức tín dụng trong hoạt động bảo lãnh không chỉ có tư cách là người bảo lãnh (giống như bất kỳ người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự) mà còn có thêm tư cách của một nhà kinh doanh ngân hàng.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả tạo lập hai hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn độc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
  • Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là một giao dịch kép.
  • Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ. tính chất chứng từ của bảo lãnh ngân hàng thể hiện ở chỗ, khi tổ chức tín dụng phát hành cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền yêu cầu hay khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh ,các chủ thể này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản.
  • Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện (hay còn gọi là bảo lãnh độc lập).

Khi Nào Nên Sử Dụng Dịch Vụ Bảo Lãnh Ngân Hàng?

Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng thường áp dụng cho các mục đích mua hàng hóa, thiết bị hoặc rút tiền vay vốn để mở rộng kinh doanh của khách hàng hoặc trong các hợp đồng đấu thầu…. Khi bảo lãnh dịch vụ được cam kết bằng văn bản của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng.

Trong một phiên giao dịch, nếu người mua và người bán xảy ra xung đột dẫn đến không tin tưởng nhau thì sẽ cần 1 tổ chức tín dụng can thiệp, cụ thể ở đây chính là ngân hàng, họ sẽ đóng vai trò là bên trung gian. Vậy vai trò của bảo lãnh ngân hàng trong trường hợp này là:

  • Thứ nhất, bảo lãnh sẽ giúp bên bán nhận được đúng số tiền có trong hợp đồng thương mại.
  • Thứ hai, bên mua sẽ được đảm bảo hàng hóa họ nhận được đúng như thỏa thuận bên đầu.

Như vậy việc bảo lãnh từ một tổ chức tín dụng sẽ giúp hợp đồng mua bán được diễn ra bình thường, không có rủi ro xảy ra.

khi nao can su bao lanh ngan hang
Khi nào cần sử dụng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng?

Những Chức Năng Của Dịch Vụ Bảo Lãnh Ngân Hàng

Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng có tất cả 3 chức năng chính là:

  • Chức năng bảo đảm: Đây là chức năng quan trọng nhất, người thụ hưởng sẽ có được một khoản bồi thường về tài chính nếu người được bảo lãnh vi phạm cam kết. Hoặc bảo lãnh sử dụng các thỏa thuận khi mua bán như dự thầu, thực hiện hợp đồng…
  • Chức năng tài trợ: Khi thi công công trình hoặc thực hiện hợp đồng mua bán mà phải dùng tới nguồn vốn lớn trong thời gian dài, người thi công có thể yêu cầu chủ công trình ứng trước một khoản tiền. Hay trong các cuộc đấu thầu, chủ thầu yêu cầu người dự thầu đặt cọc thì ngân hàng sẽ bảo lãnh cho nhà thầu ứng trước.
  • Chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng: Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán khi người được bảo lãnh vi phạm cam kết hợp đồng. Lúc này bảo lãnh sẽ đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng theo như những gì đã ký kết. Nó mang ý nghĩa ràng buộc, đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng hơn là bồi hoàn hợp đồng.

Chức năng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng vô cùng quan trọng đối với từng chủ thể, cụ thể là

Đối với doanh nghiệp

Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin t­ưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên cung cấp th­ường yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới thực hiện.

Do đó bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bư­ớc đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng.

Ngoài ra, bảo lãnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đ­ược khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn l­ưu động và doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí t­ương đối thấp.

Đối với tổ chức tín dụng

Đối với ngân hàng, bảo lãnh là một trong các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế, bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh.

Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay.

Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn.

Đối với nền kinh tế

Sự tồn tại bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển, nó có vai trò như­ một chất xúc tác làm điều hoà, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế.

Nhờ có bảo lãnh mà các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng của mình đã ký kết. Bảo lãnh ngân hàng góp phần tăng cư­ờng mối quan hệ thư­ơng mại quốc tế giữa các quốc gia.

Các Loại Bảo Lãnh Ngân Hàng Hiện Nay

Hiện nay có nhiều cách phân loại bảo lãnh ngân hàng đó là phân loại theo hình thức sử dụng, phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh và phân loại theo mục đích. Cụ thể:

Theo Phương Thức Phát Hành

  • Bảo lãnh trực tiếp
  • Bảo lãnh gián tiếp
  • Bảo lãnh được xác nhận
  • Đồng bảo lãnh

Theo Hình Thức Sử Dụng

  • Bảo lãnh có điều kiện
  • Bảo lãnh vô điều kiện

Theo Mục Đích Sử Dụng

  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
  • Bảo lãnh thanh toán
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)
  • Bảo lãnh dự thầu
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
  • Bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn

Các Loại Bảo Lãnh Khác

  • Thư tín dụng dự phòng (L/C)
  • Bảo lãnh thuế quan
  • Bảo lãnh hối phiếu
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán

Quy Trình Bảo Lãnh Ngân Hàng

Quy trình làm bảo lãnh ngân hàng được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Khách hàng ký kết hợp đồng với đối tác

Khách hàng ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu…Bên đối tác khi đó sẽ yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng.

Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng

Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:

  • Giấy đề nghị bảo lãnh
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ mục đích
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh
  • Hồ sơ TSBĐ

Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định

Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh; năng lực pháp lý của khách hàng, hình thức bảo đảm; cũng như tình hình tài chính của khách hàng xin bảo lãnh. Nếu đồng ý, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và đối tác, nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa ngân hàng và khách hàng.

Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh; các điều khoản vi phạm HĐ Kinh tế của KH dẫn đến nghĩa vụ chi trả của ngân hàng cho đối tác; các hình thức bảo lãnh cũng như Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về TSBĐ.

quy trinh bao lanh ngan hang
Quy trình bảo lãnh ngân hàng

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong hợp đồng cấp bảo lãnh. Ngoài ra nó cũng quy định rõ các hình thức chi trả của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ..

Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng và khách hàng (bên được Bảo lãnh), Thư bảo lãnh là văn bản mà ngân hàng chuyển qua cho Đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra

Nếu trong quá trình thực hiện giao dịch vì 1 trường hợp nào đó có vấn đề phát sinh thì ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm để 2 bên có thể thực hiện nghĩa vụ theo như cam kết trong hợp đồng bảo lãnh.

Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được ngân hàng bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ được bảo lãnh thì ngân hàng sẽ đứng ra trả thay và tự động hạch toán vay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh.

Đối với những trường hợp cần thiết, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp để thu nợ như phát mại tài sản đảm bảo, trích tài khoản của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

Phí Bảo Lãnh Ngân Hàng

Phí bảo lãnh chính là chi phí mà người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng do được hưởng dịch vụ này. Phí bảo lãnh phải đảm bảo bù đắp cho các chi phí bỏ ra của ngân hàng có tính đến các rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu.

Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá cả của dịch vụ đó. Công thức tính phí bảo lãnh ngân hàng áp dụng như sau:

Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh

Trong đó:

  • Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng được ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
  • Tỷ lệ phí (%): Được quy định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau.
  • Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ nói chung của ngân hàng và đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận của ngân hàng.

Ví dụ về bảo lãnh ngân hàng:

  • Số tiền bảo lãnh: 100.000.00 đồng
  • Tỷ lệ phí: 1%/năm
  • Thời gian bảo hành: 3 năm

Như vậy phí bảo lãnh sẽ là: 100.000.00 * 1% * 3 năm = 3.000.000 VNĐ

Khách hàng tham gia bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng. Mức phí này sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trong trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng/ ngân hàng được thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.

Khách hàng nếu chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng/ ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Bảo Lãnh Ngân Hàng

Những rủi ro không đáng có sẽ được giảm thiểu cho khách hàng, khách hàng không cần phải thanh toán ngay cho bên đối tác bởi đã có bảo lãnh của ngân hàng. Từ đó khách hàng có cơ hội trì hoãn việc thanh toán là để tăng tài sản lưu thông hiện có. Theo đó, các lợi ích của bảo lãnh ngân hàng được thể hiện rõ nét như sau:

  • Bảo lãnh dự thầu chính: Là sự đảm bảo của ngân hàng về việc bồi thường trong phạm vi số tiền đã ghi trong giấy bảo lãnh. Nghĩa là khi bên đề nghị bảo lãnh từ chối ký kết hợp đồng trong khi đã trúng thầu và rút tiền dự thầu trước ngày quy định hoặc không có khả năng chứng tỏ đảm bảo làm việc cho nhà thầu khi đã ký kết.
  • Bảo lãnh bảo hành: Là sự bảo đảm, bồi hoàn cho người thụ hưởng bảo lãnh khi có bất kỳ nhược điểm nào xảy ra trong quá trình vận chuyển, xây dựng… Số tiền bảo lãnh phải được ghi rõ trong hợp đồng kèm theo ngày tháng, mục đích…
  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Người thụ hưởng bảo lãnh sẽ được bồi hoàn nếu bên đối tác không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên, số tiền bảo lãnh cần phải được sự đồng ý của các bên.
  • Bảo lãnh thanh toán: Giúp giảm thiểu rủi ro về việc thanh toán tiền hàng cho người bán. Số tiền bảo lãnh thanh toán chính là giá trị hàng hóa và số phí phải trả khi người mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
  • Bảo lãnh nhận hàng: Giúp tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được chứng từ vận chuyển. Bảo lãnh nhận hàng thường được phát kèm theo thư tín dụng, đây là sự đảm bảo từ phía ngân hàng cho công ty, nhà xuất khẩu cho việc giao hàng mà chưa cần xuất trình vận đơn.

Tổng Kết

Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ quan trọng đối với cả ngân hàng, với doanh nghiệp và đối với nền kinh tế, nó không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm áp ứng nhu cầu thị trư­ờng mà còn góp phần tăng mối quan hệ thư­ơng mại quốc tế giữa các quốc gia.

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu bảo lãnh ngân hàng là gì? Chứng thư bảo lãnh là gì? Nếu thấy bài viết có ích hãy chia sẻ với bạn bè nhé!

Tìm hiểu thêm:

Kế toán ngân hàng là gì? Lương thưởng như thế nào?

Ủy nhiệm chi là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Tín dụng thư là gì? Những kiến thức về tín dụng thư L/C

Phương thức thanh toán T/T là gì? Những khái niệm cần biết

Đổi tiền rách ở ngân hàng có được không? Phí bao nhiêu?

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *