Kế toán ngân hàng là gì, mức lương thưởng ra sao?

Kế toán là một vai trò quan trọng mà ngân hàng nào cũng cần bởi ngân hàng là tổ chức hoạt động kinh doạnh liên quan đến dòng tiền và tất cả số liệu này đều cần phải được thu thập một cách chính xác và cẩn thận. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn kế toán ngân hàng là gì cũng như các công việc kế toán ngân hàng phải thực hiện trong bài viết này cùng FintechAZ nhé!

Kế Toán Ngân Hàng Là Gì?

Kế toán ngân hàng hiểu đơn giản chính là nghề ghi chép, phân loại, tổng hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động đến tình hình tài chính của các ngân hàng bằng thước đo tiền tệ.

Mục đích là nhằm cung cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của ngân hàng từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu quản lý kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng.

Kế toán trong ngân hàng có nghiệp vụ khác so với các ngành nghề khác bởi sản phẩm kinh doanh trong ngân hàng chính là tiền tệ, vì vậy yêu cầu kế toán cần ghi chép một cách chính xác các nghiệp vụ thu chi. Những nét riêng của kế toán ngân hàng có thể kể đến như sau:

  • Mang tính xã hội cao: Kế toán ngân hàng phản ánh đa số các hoạt động kinh tế, tài chính của nền kinh tế thông qua các quan hệ tiền tệ, tín dụng, thanh toán… Chứ không chỉ nhắc tới các mặt hoạt động trong ngân hàng. Vì vậy kế toán ngân hàng liên quan đến mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với các doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức kinh tế hoặc các cá nhân trong nền kinh tế
  • Mang tính giao dịch cao: Trong hoạt động của kế toán ngân hàng phải tiến hành cùng lúc đó các bút toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán ngay
  • Mang tính chuẩn xác cao: Đối tượng của kế toán ngân hàng chính là vốn và sự luân chuyển nguồn vốn trong quỹ tiền tệ của tổ chức gồm có thanh toán, đầu tư đối nội, đối ngoại. Nó có liên quan mật thiết với đối tượng mục tiêu kế toán của các doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế.  Ngoài ra, đó cũng nguồn vốn của ngân hàng từ một lượng lớn vốn tiền tệ của xã hội được ngân hàng tập trung lại thường xuyên có biến động. Vì vậy, kế toán ngân hàng đòi hỏi nên có độ chính xác rất cao đáp ứng yêu cầu hạch toán của ngân hàng và rộng hơn là phục vụ hạch toán của tất cả nền kinh tế.
ke toan ngan hang la gi
Kế toán ngân hàng là gì?

Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân Hàng

Kế toán ngân hàng hiện nay có 4 nhiệm vụ chính sau đây:

Ghi nhận và phản ánh thông tin

Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng chính là ghi nhận, phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán. Từ đó giúp bảo vệ an toàn tài sản của ngân hàng cũng như tài sản của toàn xã hội gửi tại ngân hàng

Phân tích và tổng hợp số liệu

Việc phân tích và tổng hợp số liệu kế toán cần theo đúng phương pháp kế toán nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm lãnh đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng hiệu quả và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn

Kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn thông qua các khoản thu chi tài chính, quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn hệ thống, góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán kế toán của ngân hàng cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Tổ chức tốt công tác kế toán và phục vụ khách hàng

Tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng ở từng đơn vị cũng như toàn hệ thống. Ngoài ra, cần tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách khoa học, văn minh, lịch sự.

Kế Toán Ngân Hàng Phải Đảm Nhận Những Công Việc Gì?

Kế toán ngân hàng phải làm các công việc cụ thể như sau:

  • Kiểm tra tính đúng đắn, lập bảng kê nộp Séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ và nộp ra ngân hàng
  • Kiểm tra, lập và theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng
  • Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng
  • Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC
  • Kiểm tra chứng từ ngân hàng, định khoản, vào máy các chứng từ ngân hàng
  • In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm tra
  • Kiểm tra số dư các tài khoản và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng
  • Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
cong viec cua ke toan ngan hang
Công việc của kế toán ngân hàng là gì?

Những Kỹ Năng Cần Có Của 1 Kế Toán Ngân Hàng

Để trở thành kế toán giỏi bạn cần trau dồi cả về kiến thức và kỹ năng. Kế toán là một ngành nghề đặc thù yêu cầu cao về độ chính xác và bạn cần thường xuyên nâng cao kỹ năng để có thể làm tốt công việc của mình. Dưới đây là các kỹ năng cần thiết nhất của 1 kế toán ngân hàng

Kỹ năng tin học văn phòng

Khác với thời kỳ trước, ngày nay phần lớn công việc của kế toán được hỗ trợ bởi các phần mềm. Do đó, kỹ năng tin học sẽ hỗ trợ nâng cao năng suất lao động. Kỹ năng ngoại ngữ sẽ giúp bạn giao dịch với các ngân hàng quốc tế và làm việc với LC.

Kỹ năng phân tích

Nhân viên kế toán thường xuyên làm việc với các con số nên kỹ năng phân tích là không thể thiếu. Sau khi phân tích cần tổng quát hóa và đưa ra được nhận xét.

Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian

Để đảm bảo thông tin kế toán được kịp thời cung cấp và tham mưu ý kiến, đề xuất kiến nghị về hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhân viên cần có khả nâng chịu được áp lực công việc.

Đặc thù công việc thường xuyên làm với các con số và lượng tiền giao dịch lớn yêu cầu nhân viên chịu được áp lực. Khi không bị ảnh hưởng bởi áp lực bạn mới có thể làm việc hiệu quả và chính xác.

Các Bộ Phận Kế Toán Ngân Hàng

Hiện nay kế toán ngân hàng được chia thành 3 bộ phận như sau:

  • Kế toán tổng hợp: Thực hiện báo cáo, kiểm tra tổng hợp công việc thực hiện kế toán toàn ngân hàng, báo cáo thuế
  • Kế toán giao dịch: Đây là bộ phận chuyên về thực hiện các giao dịch như tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, chuyển ngân, giao dịch ngoại tệ…
  • Kế toán tín dụng: Bộ phận này chuyên về thu lãi, vốn các hợp đồng tín dụng của khách hàng

Tùy vào các vị trí kế toán khác nhau mà người làm kế toán cần có những kiến thức và kỹ năng khác nhau, nhưng có một yêu cầu cơ bản nhất đối với người làm kế toán ngân hàng là cần nắm vững kiến thức chung về nghiệp vụ kế toán.

cac bo phan cua ke toan ngan hang
Các bộ phận kế toán ngân hàng

Nguyên Tắc Của Kế Toán Ngân Hàng

Hiện nay kế toán ngân hàng có các nguyên tắc như sau:

  • Cơ sở dồn tích: Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phải được ghi sổ tại thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu hoặc chi.
  • Hoạt động liên tục: Các báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần.
  • Giá gốc: Giá gốc của tài sản phải được ghi chép theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc ghi theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
  • Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu chi phí phải phù hợp với nhau. Khi nhận một khoan doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
  • Nhất quán: Kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán.
  • Thận trọng: Cần có sự xem xét phán đoán trong khi lập các ước tính kế toán như: trích lập các khoản dự phòng không quá cao, không quá thấp; Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí. Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

Tổng Kết

Bài viết bên trên đây chúng tôi vừa giải sơ lược tới về kế toán ngân hàng là gì? Cũng như công việc của một kế toán ngân hàng cần thực hiện.

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về công việc của một kế toán ngân hàng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Tìm hiểu thêm:

Ủy nhiệm chi là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Tín dụng thư là gì? Những kiến thức về tín dụng thư L/C

Phương thức thanh toán T/T là gì? Những khái niệm cần biết

Đổi tiền rách ở ngân hàng có được không? Phí bao nhiêu?

Đổi tiền mới tại ngân hàng để lì xì có mất phí không?

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *