Cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp mới nhất 2023

Việc nắm rõ cách tính lãi suất vay ngân hàng sẽ giúp bạn biết được chính xác số tiền mà mình cần phải trả mỗi tháng từ đó có thể cân bằng tài chính và lập ra một kế hoạch trả nợ hợp lý. Hãy cùng FintechAZ tìm hiểu chi tiết những cách tính lãi suất trả góp tại ngân hàng hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!

Lãi Suất Vay Ngân Hàng Là Gì?

Lãi suất vay được hiểu là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi với tiền gốc mà người đi vay phải trả cho bên vay theo kỳ hạn (thường được tính bằng năm).

Số tiền lãi này được coi như khoản phí mà người đi vay tiền nhanh phải trả vì đã sử dụng tiền của người khác. Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau tuy nhiên vẫn phải tuân theo quy định giới hạn của Ngân hàng Nhà nước.

Hiện nay, mức lãi suất cho vay tại các ngân hàng thường dao động trong khoảng 6 – 25%/năm. Trong đó:

  • Mức lãi suất vay tín chấp theo lương là từ 16 – 25%/năm
  • Mức lãi suất vay thế chấp dao động từ 10 – 12%/năm.

Tuy nhiên, tùy từng ngân hàng sẽ có các chương trình ưu đãi lãi suất riêng cho từng đối tượng khách hàng. Vì vậy, người đi vay nên cân nhắc kỹ để lựa chọn ngân hàng cho vay với mức lãi suất phù hợp nhu cầu và điều kiện của mình.

Công Thức Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Chi Tiết

Cho đến thời điểm hiện tại, có 4 phương thức cách tính lãi suất vay tiền trả góp theo tháng tại ngân hàng phổ biến là: Lãi suất cố định, lãi suất theo dư nợ giảm dần, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. Tùy vào từng loại hình thức vay vốn, mà có cách tính hoàn toàn khác nhau. Cụ thể cách tính như sau:

cach tinh lai suat ngan hang chi tiet
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng chi tiết

Tính Theo Lãi Suất Cố Định (Tính Theo Dư Nợ Gốc)

Tính lãi suất theo dư nợ gốc (còn gọi là lãi suất tính trên dư nợ ban đầu hoặc lãi suất cố định) là cách thức tính lãi mà trong đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc và không thay trong suốt kì hạn vay.

Khi đó, dù nợ gốc các tháng về sau có giảm so với ban đầu nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến hết kì hạn. Số tiền lãi mà người đi vay phải trả mỗi tháng vẫn giữ nguyên như tháng đầu tiên.

Công thức tính cụ thể như sau:

  • Lãi suất hàng tháng = Lãi suất năm /12 tháng
  • Tiền lãi phải trả hàng tháng = Số tiền gốc*Lãi suất tháng
  • Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền lãi trả hàng tháng + (Tiền gốc/12 tháng)

Ví dụ: Lãi suất được tính theo dư nợ ban đầu

  • Số tiền vay: 1.000.000.000 VND
  • Thời gian vay: 12 tháng
  • Lãi suất 10%/năm
KỲ TRẢ NỢ SỐ GỐC CÒN LẠI GỐC LÃI TỔNG GỐC + LÃI
0 1,000,000,000      
1 916,666,667 83,333,333 8,333,333 91,666,667
2 833,333,333 83,333,333 8,333,333 91,666,667
3 750,000,000 83,333,333 8,333,333 91,666,667
4 666,666,667 83,333,333 8,333,333 91,666,667
5 583,333,333 83,333,333 8,333,333 91,666,667
6 500,000,000 83,333,333 8,333,333 91,666,667
7 416,666,667 83,333,333 8,333,333 91,666,667
8 333,333,333 83,333,333 8,333,333 91,666,667
9 250,000,000 83,333,333 8,333,333 91,666,667
10 166,666,667 83,333,333 8,333,333 91,666,667
11 83,333,333 83,333,333 8,333,333 91,666,667
12 0 83,333,333 8,333,333 91,666,667
TỔNG   1,000,000,000 100,000,000 1,100,000,000

Cách Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Theo Dư Nợ Giảm Dần

Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần là tiền lãi chỉ được tính trên số tiền gốc khách hàng còn nợ ở từng tháng (tức là số tiền gốc còn lại sau khi đã trừ đi số tiền gốc đã trả ở những tháng trước đó).

Đối với cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần, mức lãi suất sẽ được giữ nguyên xuyên suốt thời hạn vay mà không phụ thuộc vào sự biến động của thị trường.

Đồng thời, khách hàng hoàn toàn có thể tất toán hợp đồng vay vốn trước hạn với điều kiện chịu mức phí tất toán hợp đồng sớm, mức phí này dao động từ 2-4% tổng số tiền gốc còn lại.

Các ngân hàng thường áp dụng cách tính lãi suất này với những khoản vay thế chấp tài sản có mục đích tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro trong quản lý khoản vay và thời hạn vay của khách hàng.

Theo cách tính lãi này, hàng tháng khách hàng sẽ phải trả cho ngân hàng hoặc công ty tín dụng một khoản tiền như nhau cho đến hết kỳ hạn vay.

Khoản tiền này bao gồm một phần tiền gốc khoản vay và tiền lãi hàng tháng. Tiền lãi được tính trên dư nợ gốc còn lại của từng tháng.

Công thức tính như sau:

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay*lãi suất cố định hàng tháng + Số tiền vay/thời gian vay.

Ví dụ: Lãi suất được tính theo dư nợ giảm dần

  • Số tiền vay: 1.000.000.000 VND
  • Thời gian vay: 12 tháng
  • Lãi suất 10%/năm
KỲ TRẢ NỢ SỐ GỐC CÒN LẠI GỐC LÃI TỔNG GỐC + LÃI
0 1,000,000,000      
1 916,666,667 83,333,333 8,333,333 91,666,667
2 833,333,333 83,333,333 7,638,889 90,972,222
3 750,000,000 83,333,333 6,944,444 90,277,778
4 666,666,667 83,333,333 6,250,000 89,583,333
5 583,333,333 83,333,333 5,555,556 88,888,889
6 500,000,000 83,333,333 4,861,111 88,194,444
7 416,666,667 83,333,333 4,166,667 87,500,000
8 333,333,333 83,333,333 3,472,222 86,805,556
9 250,000,000 83,333,333 2,777,778 86,111,111
10 166,666,667 83,333,333 2,083,333 85,416,667
11 83,333,333 83,333,333 1,388,889 84,722,222
12 0 83,333,333 694,444 84,027,778
TỔNG   1,000,000,000 54,166,667 1,054,166,667

Cách Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Theo Lãi Suất Thả Nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất cho vay được điều chỉnh định kỳ và có sự thay đổi theo thời gian. Khi đó, mức điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn sẽ phải dựa trên thỏa thuận giữa ngân hàng với người đi vay theo quy định của pháp luật và được thể hiện rõ ràng trên hợp đồng vay vốn trả góp.

Lãi suất thả nổi sẽ dựa theo mức lạm phát hoặc sự thay đổi chung của thị trường, vì vậy nó thường không cố định trong suốt kỳ hạn vay.

Thông thường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất theo kì hạn 3 tháng/lần, 6 tháng/ lần, 12 tháng/lần hoặc thậm chí có thể 24 tháng/lần.

Điểm nổi bật của loại lãi suất này nằm ở chính sự tăng giảm theo thị trường. Khi thị trường giảm, khách hàng vay sẽ được giảm mức lại suất theo thị trường.

Tuy nhiên, sự tăng giảm này không cố định nên cũng tồn tại một nhược điểm khiến cho khách hàng không dự tính được chi phí trả lãi mỗi tháng và đặc biệt khi lãi suất chung trên thị trường tăng, khách hàng cũng phải chịu mức lãi suất tăng tương ứng

Công thức tính lãi suất thả nổi của ngân hàng với mức lãi suất ban đầu:

Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * lãi suất cố định)/12 tháng.

Công thức tính lãi suất thả nổi của ngân hàng khi có sự biến động hoặc thay đổi của thị trường:

Lãi suất trả hàng tháng = (Số tiền vay vốn * lãi suất thả nổi tại thời điểm hiện tại)/12 tháng.

Ví dụ: Lãi suất thả nổi của ngân hàng

Bạn vay 500 triệu trong kì hạn 12 tháng, lãi suất vay cố định trong 6 tháng đầu tiên là 10%. Sau 6 tháng, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất thả nổi theo thị trường. Số tiền lãi khách hàng phải trả theo công thức tính lãi suất thả nổi sẽ là:

  • Số tiền phải trả hàng tháng trong kì hạn 6 tháng đầu: (500.000.000*10%)/12 = 4.166.666 VND.
  • Nếu sang tháng thứ 7, lãi suất giảm xuống còn 9%/năm thì số tiền phải trả sẽ là: (500.000.000*9%)/12 = 3.750.000VND.
  • Tương tự, những tháng tiếp theo sẽ được tính theo sự thay đổi về lãi suất của tháng đó. nếu mức lãi suất tăng thì số tiền phải trả sẽ tăng và ngược lại.

Cách Tính Lãi Suất Vay Ngân Hàng Theo Lãi Suất Hỗn Hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất khá phổ biến được hầu hết các ngân hàng áp dụng đặc biệt là dành cho các gói vay mua nhà, mua xe… Đối với loại lãi suất này, khách hàng sẽ áp dụng cả trả lãi cố định và trả lãi suất thả nổi.

rong đó, ở thời gian đầu của kỳ hạn vay, ngân hàng sẽ tính lãi suất ban đầu, khi hết thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ thả nổi theo sự biến động và thay đổi của thị trường.

Ưu điểm của lãi suất này là trong thời gian đầu của kỳ hạn vay, khách hàng được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi mà tiền gốc vẫn còn nguyên, điều này giúp giảm đáng kể chi phí trả lãi hàng tháng.

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức lãi suất này là khi hết thời gian ưu đãi lãi suất, khách hàng có thể phải chịu rủi ro bởi sự biến động của lãi suất.

Ví dụ: Bạn vay 500 triệu trong 10 năm để mua xe. Lãi suất ưu đãi cố định ban đầu trong 2 năm đầu là 8%/năm, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi là 10.5%/năm. Số tiền lãi phải trả và số tiền các tháng trả ước tính như sau:

  • Số tiền trả hàng tháng (kỳ đầu): 7.500.000 VNĐ
  • Số tiền trả hàng tháng tối đa: 7.666.667 VNĐ
  • Tổng tiền phải trả: 742.083.312 VNĐ
  • Tổng lãi phải trả: 242.083.312 VNĐ

Nên Chọn Phương Thức Tính Lãi Suất Nào?

Để trả lời câu hỏi” Nên chọn phương thức tính lãi suất nào?”, các bạn nên phân tích mỗi cách tính lãi suất sẽ có những điểm mạnh gì. Cụ thể như sau:

  • Với cách tính lãi suất cố định thì bạn sẽ biết trước chắc chắn mỗi tháng bạn sẽ cần trả tiền gốc và tiền lãi là bao nhiêu (vì lãi suất cố định suốt quá trình vay), từ đó bạn sẽ chủ động hơn trong kế hoạch tài chính của mình.
  • Với cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần thì số tiền lãi bạn phải đóng sẽ nhỏ dần đi, từ đó bạn sẽ giảm cảm thấy giảm bớt được áp lực trả lãi hàng tháng.
  • Với cách tính lãi suất thả nổi thì nó sẽ có phần rủi ro theo biến động mà bạn không thể biết trước được. Tuy nhiên, nó cũng là sự lựa chọn rất khôn ngoan nếu như bạn hiểu được xu thế lãi suất và nắm rõ các kỳ điều chỉnh lãi suất tăng hoặc giảm tại thời điểm đó. Nếu lãi suất giảm trong tương lai thì đó là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, còn nếu lãi suất tăng lên thì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ không chủ động được khả năng chi trả của mình.

Vậy nên chọn cách tính lãi nào?

Đối với các sản phẩm vay trung dài hạn và vay dài hạn có thế chấp tài sản như vay mua nhà, vay mua xe, vay đầu tư tài sản cố định, vay thế chấp sổ đỏ, sổ hồng thì khách hàng sẽ áp dụng luôn phương pháp lãi suất hỗn hợp.

Khi đó, khách hàng có quyền chọn gói vay sao cho phù hợp nhất. Ví dụ ngân hàng HongLeong có 3 gói lãi suất vay mua nhà cho khách hàng lựa chọn:

  • Gói 1: Lãi suất 6,75%/năm cố định 6 tháng. Lãi suất thả nổi từ tháng thứ 7
  • Gói 2: Lãi suất 7,75%/năm cố định 12 tháng. Lãi suất thả nổi từ tháng 13
  • Gói 3: Lãi suất 8,15%/năm cố định 24 tháng. Lãi suất thả nổi từ tháng 25

Đối với hình thức vay tín chấp khách hàng sẽ có thể được lựa chọn giữa gói vay lãi suất trên dư nợ giảm dần hoặc gói vay lãi suất trên dư nợ ban đầu.

Thông thường lãi suất trên dư nợ ban đầu sẽ cao hơn so với lãi suất trên dư nợ giảm dần. Tuy nhiên khi tính ra số tiền lãi phải trả thì thì số tiền tương đương nhau.

nen chon cach tinh lai suat nao
Nên chọn phương thức tính lãi suất nào?

Tổng Kết

Như vậy trên đây là các cách tính lãi suất vay ngân hàng chi tiết và cụ thể nhất, nếu bạn đang có ý định vay tiền ngân hàng để kinh doanh, đầu tư sản xuất hay hay với mục đích tiêu dùng thì bạn nên tìm hiểu rõ về cách tính lãi suất, từ đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với khả năng kinh tế của mình.

Tìm hiểu thêm:

Cic là gì? Hướng dẫn check cic để kiểm tra nợ xấu

Nợ xấu là gì? Phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay

Vay ngắn hạn là gì? Các hình thức vay ngắn hạn 

Vay dài hạn là gì? Các hình thức vay dài hạn

Vay tiền đứng là gì? Các hình thức vay tiền đứng

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *