CIC là gì, cách tra cứu nợ xấu cá nhân qua hệ thống CIC

Trong quá trình làm hồ sơ vay vốn ngân hàng, các nhân viên sẽ phải thực hiện một nghiệp vụ thường được gọi là “check CIC”. Vậy CIC là gì? Có vai trò ra sao trong hoạt động vay vốn? Làm sao để có thể tự tra cứu CIC cá nhân miễn phí? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau của FintechAZ.

  • Trong website này, chúng tôi chỉ đưa ra các gợi ý về các ứng dụng vay online luôn đi kèm các thông tin với kỳ hạn vay từ 91 ngày - 180 ngày, lãi suất tối đa hằng năm (APR) 20% bao gồm các loại phí hiện hành.
  • Hiện nay có nhiều ứng dụng vay tiền lừa đảo qua hình thức cho vay tiền trực tuyến, bạn cần nắm rõ các thông tin tại đây
  • Tham khảo các ứng dụng vay tiền online uy tín nhất tại đây.

Ví dụ khoản vay minh họa:

  • Nếu bạn vay 10.000.000 (10 triệu) đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 2.000.000đ (2 triệu đồng) với lãi suất APR tối đa là 20%, với phí dịch vụ là 1 triệu thì tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 13.000.000 đồng (13 triệu đồng).
  • Lưu ý: Phí và lãi suất có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào hạn mức vay và thời điểm cho vay.

CIC Là Gì?

CIC chính là viết tắt của từ Credit Information Center hay còn có tên gọi khác là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Đây là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

CIC có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của từng cá nhân hoặc doanh nghiệp với mục đích là phục vụ cho việc quản lý của ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời nó cũng là căn cứ để đánh giá mức độ uy tín của một khách hàng trong hoạt động tín dụng. Chẳng hạn, khi bạn đăng ký vay vốn tại một ngân hàng nào đó, có 2 trường hợp sẽ xảy ra: Được duyệt vay hoặc không được duyệt vay.

Nếu trường hợp không được duyệt vay, ngoài lý do như không đáp ứng đủ các điều kiện của ngân hàng, thì phần lớn là do lịch sử tín dụng được ghi nhận tại CIC không tốt hoặc bị nợ xấu.

Khi uy tín của bạn không được đảm bảo, thì chắc chắn ngân hàng sẽ không có cơ sở để tin tưởng và xét duyệt khoản vay cho bạn. Như vậy, có thể tóm tắt lại chức năng của CIC được hiểu như sau:

  • Là tổ chức giúp đăng ký thông tin tín dụng quốc gia
  • Thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng quốc gia
  • Hỗ trợ đưa ra cảnh báo, biện pháp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng
  • Các ngân hàng, tổ chức tín dụng dựa vào CIC để xếp hạng tín dụng với cá nhân, tổ chức hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
cic la gi
Cic là gì?

Tìm hiểu thêm: Nợ xấu là gì? Phân loại các nhóm nợ xấu ngân hàng hiện nay

Cách Thức Hoạt Động Của Hệ Thống CIC

Khi có khách hàng muốn vay vốn, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ gửi tất cả các thông tin về các khoản vay, tên người vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán các khoản vay, tổ chức cho vay lên trung tâm tín dụng CIC.

Hệ thống CIC sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận các thông tin trên, sau đó thực hiện tổng hợp và cập nhật thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.

Để đưa ra được báo cáo xếp hạng tín dụng chính xác, đầy đủ thì CIC sẽ cần lưu lại đầy đủ những thông tin dưới đây của cá nhân, tổ chức:

  • Số tiền khách hàng đang vay nợ tại các tổ chức tín dụng
  • Mục đích của khoản vay
  • Ngân hàng, tổ chức tín dụng khách hàng đang vay vốn
  • Thời gian vay vốn trong bao lâu
  • Quá trình thanh toán, trả nợ của khách hàng: Có trả chậm không, thời gian trả chậm là bao nhiêu ngày
  • Cá nhân, tổ chức đang thuộc nợ nhóm nào.
  • Tài sản người vay đã thế chấp là gì?

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì trung tâm tín dụng CIC hoạt động tương tự như sổ ghi chép ghi lại cơ sở dữ liệu, thông tin về khoản vay của cá nhân, doanh nghiệp với các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Đây cũng là kho thông tin để các ngân hàng và tổ chức tín dụng sử dụng để truy xuất lịch sử tín dụng và tiến hành xem xét có nên duyệt vay vốn cho cá nhân, doanh nghiệp nào đó hay không.

Các Nhóm Nợ Xấu Được Phân Loại Bởi CIC

Hiện nay, hệ thống tra cứu thông tin tín dụng CIC chia thông tin nợ xấu các khoản vay của khách hàng thành 5 nhóm sau:

Nợ Xấu Nhóm 1 – Nợ Đủ Tiêu Chuẩn

Nợ xấu nhóm 1 có các đặc điểm như sau:

  • Đây là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi vẫn nằm trong nhóm vay này nhưng sẽ bị phạt trả lãi.

Tìm hiểu chi tiết nợ xấu nhóm 1 là gì?

Nợ Xấu Nhóm 2 – Nhóm Nợ Cần Chú Ý

  • Đây là các khoản nợ quá hạn trả nợ từ 10 – 90 ngày vẫn chưa thanh toán được hết cả gốc và lãi.
  • Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

Tìm hiểu chi tiết nợ xấu nhóm 2 là gì?

Nợ Xấu Nhóm 3 – Nhóm Nợ Dưới Tiêu Chuẩn

  • Đây là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định;
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Tìm hiểu chi tiết nợ xấu nhóm 3 là gì?

Nợ Xấu Nhóm 4 – Nhóm Nợ Nghi Ngờ

  • Đây là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Tìm hiểu chi tiết nợ xấu nhóm 4 là gì?

Nợ Xấu Nhóm 5 – Nhóm Nợ Có Khả Năng Mất Vốn

  • Đây là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
  • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Tìm hiểu chi tiết nợ xấu nhóm 5 là gì?

Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra CIC Cá Nhân Chi Tiết

Những cách kiểm tra lịch sử tín dụng nhanh nhất hiện nay bao gồm 4 cách là tra cứu Online Miễn phí, tra cứu qua điện thoại, tra cứu tại trung tâm CIC, tra cứu tại ngân hàng. Cụ thể như sau:

Check CIC Online Miễn Phí

Cách tra cứu CIC Online khá đơn giản chỉ mất thời gian khoảng 2 phút, các bạn thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Bước 1: Đăng ký thông tin để check CIC online

  • Truy cập vào địa chỉ trang website của CIC theo đường link http://cic.org.vn/
  • Nếu chưa có tài khoản đăng nhập tại CIC thì chọn “Khai thác nhu cầu vay”
  • Nếu đã có tài khoản tại CIC thì chọn “Đăng nhập”

Bước 2: Đăng ký thông tin cá nhân trên CIC

  • Các bạn điền các thông tin cá nhân vào form đăng ký tài khoản sau đó chọn “Tiếp tục”. Nhập Họ tên theo CMND/CCCD, số điện thoại, tạo mật khẩu đăng nhập.
  • Chú ý nhập email và số điện thoại chính xác khi đăng ký tài khoản để CIC có thể liên hệ khi cần. Đính kèm ảnh mặt sau, mặt trước của CMND và ảnh chân dung chụp với CMND

Bước 3: Nhập mã OTP

Hệ thống CIC sẽ gửi về số điện thoại đã đăng ký 1 mã xác thức OTP.  Các bạn nhập chính xác mã xác thực này vào để đăng ký, sau đó chọn “Đồng ý” -> Chọn “Tiếp tục”.

Sau thời gian khoảng 1 ngày,  nhân viên CIC sẽ gọi lại cho bạn để xác nhận thông tin. Nếu mọi thông tin chính xác thì kết quả kiểm tra nợ xấu online sẽ được gửi báo cáo về địa chỉ email khi đăng ký.

Bước 4: Nhận kết quả thông báo

Sau khi tra cứu CIC miến phí thành công, kết quả hệ thống sẽ gửi cho khách hàng báo cáo lịch sử tín dụng. Cụ thể thông tin được trả về sẽ có 2 trường hợp như sau:

Trường hợp không có nợ xấu, CIC sẽ báo:

truong hop khong co no xau
Thông báo khi check CIC miễn phí online không có nợ xấu

Trường hợp có nợ xấu, CIC sẽ báo:

truong hop co no xau
Thông báo khi kiểm tra CIC miễn phí online có nợ xấu

Kiểm Tra CIC Qua Điện Thoại

Khi kiểm tra CIC qua điện thoại, các bạn sẽ cần tải ứng dụng CIC Credit Connect về máy. Thông tin về ứng dụng này như sau:

  • Nền tảng: Android 5.0 trở lên, iOS 12.4 trở lên
  • Dung lượng: Android ~ 46MB, iOS ~ 32.2MB
  • Loại ứng dụng: Tài chính
  • Nhà phát hành: CIC IT

Bước 1: Bạn cần tải ứng dụng CIC Credit Connect về máy

Sau đó, đăng ký tài khoản theo hướng dẫn, nhập mã OTP gửi về điện thoại và bật định vị cho App.

kiem tra cic tren dien thoai
Kiểm tra Cic qua điện thoại

Bước 2: Điền thông tin cá nhân

Điền các thông tin cá nhân để xác thực tài khoản, bao gồm họ tên, ảnh chụp CMND/CCCD…

Bước 3: Chờ hệ thống kiểm tra và phê duyệt

Sau khi hoàn tất các bước trên, người dùng phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra và phê duyệt, thời gian chờ có thể kéo dài từ 1-3 ngày, không tính thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ.

Bước 4: Xem báo cáo tín dụng

Khi đã được phê duyệt, truy cập vào mục Khai thác báo cáo, sau đó nhập lại mã OTP (được gửi về điện thoại) để xác thực lại.

Kiểm Tra CIC Tại Trực Tiếp Tại Văn Phòng Làm Việc

Với cách này bạn có thể đến trực tiếp 2 địa chỉ và check CIC cá nhân, cụ thể như sau:

Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại địa chỉ:

  • Hà Nội: Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông Hà Nội, Việt Nam
  • Hồ Chí Minh: Lầu 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1 TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam:

  • Hà Nội: Phòng 1303B, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Tầng 4, Toà nhà văn phòng 13-13 Bis Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Kiểm Tra Điểm Tín Dụng CIC Tại Ngân Hàng

Với cách này ngân hàng sẽ thực hiện kiểm tra CIC của khách hàng theo nguyên tắc: Khi khách hàng đăng ký vay vốn, ngân hàng hoặc công ty tài chính bắc buộc phải thực hiện việc kiểm tra lịch sử tín dụng CIC của khách hàng để quyết định có cho vay hay không?

Quy trình thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký vay tiền tại Ngân hàng
  • Bước 2: Cung cấp tất cả các thông tin số CMND để tiến hành tra cứu lịch sử tín dụng CIC
  • Bước 3: Sau khi tra cứu, ngân hàng sẽ thông báo kết quả CIC đến khách hàng

Lưu ý: Việc kiểm tra này có thể mất phí hoặc không tuỳ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng. Nếu mất phí thì chi phí thông thường khoảng 30.000 vnđ/lần.

Khi Bị Nợ Xấu Thì Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Việc Vay Vốn?

Dù bạn lựa chọn hình thức cho vay nào như vay tín chấp (vay tiêu dùng, vay tiền trả góp vay tiền nhanh,…) hay vay thế chấp (vay kinh doanh, vay mua nhà, mua ô tô…) tại Ngân hàng hay Tổ chức tài chính, thì các đơn vị cho vay cũng sẽ cung cấp cho CIC tất cả thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó.

CIC sẽ thu thập lại và tổng hợp lại thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.

Đối Với Nợ Xấu Nhóm 1 Và 2

Nếu khách hàng được CIC phân loại vào nợ nhóm 1, 2 thì bạn vẫn có khả năng vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên với nợ nhóm 2 thì khả năng vay vốn sẽ hạn chế hơn nợ nhóm 1, đặc biệt là các khoản vay tín chấp.

Đối Với Nợ Xấu Từ Nhóm 3, 4 Và 5

Nếu khách hàng rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì gần như bạn sẽ không thể vay vốn được ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào bởi mọi thông tin về các khoản nợ này sẽ được lưu giữ trong vòng 5 năm. Và trong khoảng thời gian này bạn sẽ không thể vay vốn được.

Tìm hiểu chi tiết: Nợ xấu có vay thế chấp ngân hàng được không?

Chi Phí Kiểm Tra CIC Hiện Nay

Nhiều khách hàng thắc mắc rằng việc kiểm tra CIC có mất phí hay không? Câu trả lời đó là tùy thuộc vào mỗi đơn vị tài chính mà phí kiểm tra CIC sẽ khác nhau.

Tuy nhiên theo quy định chung của CIC, mỗi lần tra cứu thông tin trên hệ thống phía ngân hàng, khách hàng sẽ trả cho đơn vị thực hiện 30.000 VNĐ. Còn nếu bạn tra cứu trực tiếp trên hệ thống CIC online sẽ hoàn toàn miễn phí.

Vì vậy, dù bạn có tự tra cứu thông tin thì vẫn có thể phải mất khoản phí cho trung tâm, bạn nên chuẩn bị trước khoản phí này nhé!

Những Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Nợ Xấu Trên CIC

Để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu, các bạn cần chú ý tránh những trường hợp sau:

  • Thanh toán chậm hoặc không thanh toán tiền vay, thời gian khoảng vài tháng liên tục trở lên
  • Thanh toán chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ Credit Card
  • Không còn khả năng thanh toán nợ vay tiền dẫn đến tài sán thế chấp bị xử lý, gán nợ
  • Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác.
nguyen nhan bi no xau
Những nguyên nhân khiến bạn bị nợ xấu trên Cic

Vì Sao Điểm Tín Dụng CIC Lại Quan Trọng?

Như đã nói ở trên, ý nghĩa điểm tín dụng CIC rất quan trọng với cả 2 đối tượng là ngân hàng/ tổ chức tín dụng và cá nhân/ doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Đối Với Khách Hàng

  • Giúp khách hàng kiểm tra được khoản vay, nợ xấu cá nhân.
  • Hỗ trợ kiểm tra xem mình có đủ điều kiên để vay hoặc làm thẻ tín dụng hay không.

Đối Với Đơn Vị Cho Vay

  • Đây chính là căn cứ để quyết định có xét duyệt khoản vay hay yêu cầu mở thẻ tín dụng của khách hàng.
  • Hỗ trợ quản lý tất cả các thông tin khách hàng một cách thống nhất giữa các Ngân hàng thông qua hệ thống CIC.

1 Số Kinh Nghiệm Giúp Bạn Tránh Bị Ghi Nhận Nợ Xấu Trên CIC

Để không bị tình trạng nợ xấu khi vay vốn bạn cần chú ý 1 số vấn đề như sau:

  • Trước khi quyết định vay vốn, bạn nên xem xét chi tiết về khoản vay mà mình sắp vay. Các thông tin về lãi suất, đáo hạn, điều kiện gia hạn… cần phải được xem xét kỹ lưỡng và tuân thủ đúng với quy định trong hợp đồng.
  • Tính toán kỹ số tiền lãi phải trả mỗi tháng. Sau khi đánh giá nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại bạn ấn định mức vay mà chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Điều này giúp nguồn thu nhập chính của bạn bị gián đoạn hay cắt giảm bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.
  • Nếu 1 – 2 năm gần đây, lịch sử tín dụng của bạn không tốt, thì bạn không nên cố gắng vay vốn vì nhiều khả năng sẽ không được duyệt vay. Bạn nên cân nhắc các chọn lựa tài chính khác.
  • Khi hiểu rõ bản thân đang mắc phải nợ xấu trên hệ thống CIC, bạn nên nhờ tư vấn của nhân viên làm hồ sơ vay. Có nhiều trường hợp chỉ cần thanh lý khoản nợ cũ, bạn sẽ được xóa lịch sử nợ nấu. Điều này chỉ khi truy cập vào CIC thì mới có thể kiểm tra được bạn có thuộc diện này hay không.

Tổng Kết

Như vậy đến đây các bạn đã hiểu được CIC là gì? Cũng như cách tra cứu CIC để biết được lịch sử tín dụng của mình. Hãy luôn giứ lịch sử tín dụng của bạn trên hệ thống CIC luôn trong sach để khi tham gia vay vốn trong tương lai tỷ lệ được xét duyệt thành công sẽ cao hơn.

Xem thêm: 

Vay ngắn hạn là gì? Các hình thức vay ngắn hạn 

Vay dài hạn là gì? Các hình thức vay dài hạn

Vay tiền đứng là gì? Các hình thức vay tiền đứng

Vay lãi nằm là gì? Cách tính lãi suất khi vay lãi nằm

Vay thấu chi là gì? Các hình thức vay thấu chi tại ngân hàng

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *