Ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) là gì?

Trong thị trường tài chính, ngân hàng trung gian có vai trò rất quan trọng bởi nó đóng vai trò là cầu nối giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng trung ương với nhau và kết nối ngân hàng Việt Nam cùng các ngân hàng nước ngoài với khách hàng.

Vậy ngân hàng trung gian là gì? Phương thức hoạt động của ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) ra sao? Các bạn theo dõi bài viết dưới đây cùng FintechAZ để biết thêm chi tiết nhé!

Ngân Hàng Trung Gian (Intermediary Bank) Là Gì?

Ngân hàng trung gian được hiểu là đơn vị ngân hàng kinh doanh có giấy phép của chính quyền, hoạt động chính của ngân hàng này là kinh doanh tiền tệ bằng cách nhận các khoản tiền gửi có lãi nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi về và đem khoản tiền đó cho vay lại.

Nói đơn giản hơn, đây là ngân hàng chuyên thu hút những khách hàng cá nhân đang có tiền nhãn rỗi, có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm đến để gửi tiền. Khi khách hàng gửi, số tiền này sẽ được bảo đảm an toàn và nhận tiền lãi hàng tháng.

Còn số tiền mà ngân hàng thay bạn cất giữ được ngân hàng mang đi cho người khác vay có thể là cá nhân hay doanh nghiệp.

ngan hang trung gian la gi
Ngân hàng trung gian (Intermediary Bank) là gì?

Các Loại Hình Ngân Hàng Trung Gian Hiện Nay

Hiện nay, có rất nhiều loại hình trung gian đang hoạt động, cụ thể như sau:

Ngân Hàng Thương Mại

Tại Việt Nam, đây là hình thức ngân hàng trung gian có nhiều nhất. Ngân hàng thương mại hiện đang nắm vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, quyết định các nguồn tiền tệ nhất định trên thị trường.

Ngân hàng thương mại là ngân hàng chuyên nhận, gửi , cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và có thể kể đến một số ngân hàng thương mại lớn hiện nay ở Việt Nam là :

  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank
  • Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Vietinbank
  • Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV
  • Ngân hàng TMCP Quân đội _MB bank
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng – VPBank
  • Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB
  • Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPbank…

Hiện nay có hơn 31 ngân hàng TMCP đang hoạt động ở Việt Nam và 4 ngân hàng thương mại MTV do nhà nước sở hữu có thể kể đến ở đây là ngân hàng Agribank, ngân hàng Xây dựng, ngân hàng Đại dương và ngân hàng dầu khí toàn cầu.

Ngân Hàng Đầu Phát Triển

Hoạt động chính của ngân hàng đầu tư và phát triển là nhờ vào nguồn vốn riêng, không dùng vốn nhà nước để duy trì các hoạt động vay, cho vay, nhận và gửi tiền. Ngân hàng này chủ yếu là mua, hùn vốn tài chính với các công ty, doanh nghiệp, hỗ trợ các dự án kinh doanh của công ty doanh nghiệp.

Ngân hàng chủ yếu cung cấp hình thức cho vay dài hạn, ít hỗ trợ ngắn hạn và ít tiếp xúc nhiều với các nhu cầu tài chính ngân hàng cá nhân nên chi nhánh ngân hàng rất ít.

Hiện nay ngân hàng đầu tư phát triển về hoạt động cũng như mục đích dường như là hòa nhập vào với ngân hàng thương mại, không đơn thuần dừng ở việc hỗ trợ doanh nghiệp, kinh tế và tập trung vào tài chính, ngân hàng cá nhân.

Ví dụ ngân hàng đầu tư phát triển ở Việt Nam hiện nay như: Ngân hàng phát triển Việt Nam – VDB

Ngân Hàng Đặc Biệt

Ngân hàng đặc biệt là loại hình ngân hàng ra đời nhằm một mục đích đặc biệt nào đó, căn bản là do sự chênh lệch về kinh tế vùng.

Nguyên tắc hoạt động của những ngân hàng này thì gần như giống với ngân hàng Thương mại nhưng lại có mục đích chính khác nhau. Ngân hàng đặc biệt sẽ chuyên hỗ trợ một lĩnh vực kinh tế nào đó.

Ví dụ như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng xây dựng, ngân hàng dầu khí Việt Nam, ngân hàng phát triền Nhà TPHCM, ngân hàng chính sách Việt Nam…

Ngân Hàng Tiết Kiệm

Ngân hàng tiết kiêm được hiểu là loại hình ngân hàng được mở ra nhằm phục vụ nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, hỗ trợ khách hàng giữ tiền để sinh lời. Sau đó lấy tiền đó đi cho ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng đặc biệt vậy.

Tại Việt Nam hiện nay không có loại hình ngân hàng tiết kiệm riêng biệt mà đã được lồng ghép vào các loại hình ngân hàng khác. Các ngân hàng thương mại hiện nay đều có dịch vụ, sản phẩm gửi tiền tiết kiệm, khuyến khích cá nhân gửi tiền để sinh lời.

Liên Hiệp Tín Dụng

Liên hiệp tín dụng đây là loại hình ngân hàng có sự khác biệt nhất trong các loại hình trung gian. Bởi nó chỉ tập trung vào hoạt động cho vay, không hỗ trợ gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện tại loại hình ngân hàng này không tồn tại riêng lẽ mà các ngân hàng đã lồng ghép vào nhau, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng tiết kiệm đều có hoạt động tín dụng.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng, các ngân hàng tài chính thành lập rất nhiều, ngân hàng liên doanh nước ngoài, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều.

cac loai hinh ngan hang trung gian
Các loại hình ngân hàng trung gian hiện nay

Cách Thức Hoạt Động Của Ngân Hàng Trung Gian

Phương thức hoạt động của ngân hàng trung gian chủ yếu thông qua các hoạt động như tạo tiền và hủy tiền. Cụ thể như sau:

Cách Tạo Tiền Qua Ngân Hàng Trung Gian

Như đã phân tích ở trên, ngân hàng trung gian hiện nay có rất nhiều loại hình khác nhau đang hoạt động nhưng chủ yếu là loại hình ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển, tiêu biểu có:

  • Ngân hàng Nhà nước sở hữu: Ngân hàng xây dựng, Ngân hàng đại dương, ngân hàng dầu khí toàn cầu, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Ngân hàng TMCP: Vietcombank, Sacombank, Vietinbank, BIDV, Đông Á, VPBank, TPbank…
  • Ngân hàng có vốn nước ngoài: Shinhan bank, Hong Leong Bank, UOB , Pulick bank…
  • Ngân hàng liên doanh: Liên Doanh Việt – Nga, Indovina bank
  • Ngân hàng chính sách: Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển Việt Nam.

Những ngân hàng này tạo tiền thông qua phương thức nhận tiền gửi. Các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi có thể là tiền gửi bảo hiểm, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thẻ…

Khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp đều có gửi tiền ở ngân hàng, ngắn hạn hay dài hạn đều có thể thực hiện. Và người gửi sẽ nhận tiền lãi từ chính số tiền mà mình gửi tiết kiệm.

Đó chính là cách tạo tiền chính qua ngân hàng trung gian. Sau đó ngân hàng lấy tiền đó đi cho vay lại, vay lại với lãi suất khác để tạo ra một nguồn tiền mới trên số tiền đã nhận gửi của khách hàng.

Cách Hủy Tiền Qua Ngân Hàng Trung Gian

Cách hủy tiền ngân hàng trung gian ở đây không phải là tiêu hủy tiền mà là hình thức trả khoản vay.

Ví dụ: Bạn đi làm thẻ tín dụng ngân hàng A nào đó, trong vòng 1 tháng bạn chi tiêu hết một lượng tiền nhất định trong thẻ tín dụng ngân hàng cấp. Đến kỳ hạn bạn phải trả lại toàn bộ số tiền đã vay tiêu dùng đó chính là cách phá hủy tiền gửi ngân hàng.

Ngoài ra còn nhiều cách khác như ngân hàng mua bán trái phiếu và phát hành nợ dài hạn, nghĩa là ngân hàng phải bỏ tiền túi của mình ra để đi mua lại trái phiếu chính phủ và cho bên khác vay dài hạn.

Nghĩa là ngân hàng cũng phải đi vay tiền của Chính phủ, nếu như khoản vay đó không sinh thêm lãi, khách hàng vay phá hủy tiền gửi không theo thời hạn thì rủi ro là rất lớn.

phuong thuc hoat dong ngan hang trung gian
Phương thức hoạt động của ngân hàng trung gian

Phân Biệt Giữa Ngân Hàng Trung Ương Và Ngân Hàng Trung Gian

Ngân hàng Trung ương là ngân hàng độc quyền phát hành tiền, đây là cơ quan quản lý quốc gia về tiền tệ và các ngân hàng.

Ngân hàng Trung Ương không trực tiếp giao dịch với công chúng, với các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong và ngoài nước mà mọi hoạt động đều thông qua ngân hàng trung gian.

Ngoài ra, ngân hàng trung ương cũng là đơn vị tham gia quyết định các chính sách tiền tệ cũng như sự lưu thông tiền tệ trên thị trường. Mọi sự điều tiết tiền tệ trên thị trường do ngân hàng Trung Ương quyết định.

Ngân hàng trung gian là ngân hàng kết nối ngân hàng trung ương với công chúng, với doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Nếu ngân hàng trung ương không giao dịch với công chúng thì có ngân hàng trung gian giao dịch và mọi hoạt động giao dịch của ngân hàng trung gian đều được ngân hàng trung ương quản lý.

Ngân Hàng Trung Gian Có Vai Trò – Chức Năng Gì?

Ngân hàng trung gian đóng vai trò rất quan trọng trong các thanh toán quốc tế hiện nay. Trong các loại hình ngân hàng trung gian thì ngân hàng thương mại là mấu chốt quan trọng.

  • Thông qua các ngân hàng thương mại thì khách hàng có thể tiến hành các giao dịch ngoài nước một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
  • Thông qua ngân hàng trung gian khách hàng có thể chọn phương thức thanh toán, loại tiền thanh toán, thời gian thanh toán sao cho có lợi cho mình nhất. Ngân hàng trung gian đóng vai trò là một đơn vị kết nối an toàn và đáng tin cậy.

Ví dụ: Ngân hàng trung gian của Vietcombank – ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam hiện nay. Thông qua ngân hàng Vietcombank khách hàng ở Việt Nam có thể chuyển tiền cho người ở nước ngoài với tài khoản ngân hàng nước ngoài bằng tiền việt nhưng đến khi nhận bên kia có thể nhận được tiền USD, EUR hay Yên Nhật và ngược lại.

Ngân hàng trung gian cũng nắm vai trò đảm bảo dòng tiền thanh toán chuyển đi hay nhận lại mộ cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể. Mọi thủ tục thanh toán hiện nay qua ngân hàng trung gian đã được ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ thanh toán quốc tế mọi lúc, mọi nơi.

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi ngân hàng trung gian là gì? Cũng như phân loại các ngân hàng trung gian hiện nay.

Hy vọng với những thông tin được cung cấp, các bạn đã hiểu hơn về phương thức hoạt động cũng như chức năng của ngân hàng trung gian. Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu chi tiết:

Ngân hàng phát hành là gì? Những thông tin cần biết

Ngân hàng thông báo là gì? Quy tắc để chọn ngân hàng thông báo

Banker là gì? Công việc ra sao? Lương có cao không?

Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì? Lộ trình thăng tiến ra sao?

Tín dụng ngân hàng là gì? Khái niệm cần biết

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *