Phí phạt trả nợ trước hạn là gì, phí hiện nay tại các ngân hàng?

Trong hợp đồng vay vốn tại các ngân hàng, phí phạt trả nợ trước hạn là một trong những điều khoản quan trọng và không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại phí này và cách tính toán nó. Vậy phí phạt trả nợ trước hạn là gì? Cách tính như thế nào? Mức phi này tại các ngân hàng là bao nhiêu? Hãy cùng z tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Trong website này, chúng tôi chỉ đưa ra các gợi ý về các ứng dụng vay online luôn đi kèm các thông tin với kỳ hạn vay từ 91 ngày - 180 ngày, lãi suất tối đa hằng năm (APR) 20% bao gồm các loại phí hiện hành.
  • Hiện nay có nhiều ứng dụng vay tiền lừa đảo qua hình thức cho vay tiền trực tuyến, bạn cần nắm rõ các thông tin tại đây
  • Tham khảo các ứng dụng vay tiền online uy tín nhất tại đây.

Ví dụ khoản vay minh họa:

  • Nếu bạn vay 10.000.000 (10 triệu) đồng và chọn trả góp trong 6 tháng (180 ngày), số tiền hàng tháng bạn cần trả sẽ là 2.000.000đ (2 triệu đồng) với lãi suất APR tối đa là 20%, với phí dịch vụ là 1 triệu thì tổng số tiền bạn sẽ phải trả là 13.000.000 đồng (13 triệu đồng).
  • Lưu ý: Phí và lãi suất có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào hạn mức vay và thời điểm cho vay.

Phí Phạt Trả Nợ Trước Hạn Là Gì?

Phí phạt trả nợ trước hạn được hiểu là một khoản tiền phạt của ngân hàng áp dụng đối với người đi vay muốn tất toán khoản vay gốc ngay tại một thời điểm sớm hơn so với thời hạn đã được ghi trên hợp đồng tín dụng của 2 bên.

Khoản phí trả nợ này chính là số tiền mà khách hàng phải bỏ thêm ra khi thanh toán trước vì đã không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng vay. Cách tính số tiền phạt được tính dựa trên tổng số tiền mà khách hàng còn dư nợ.

phi phat tra no truoc han la gi
Phí phạt trả nợ trước hạn là gì?

Tìm hiểu thêm: Tất toán là gì? Các hình thức tất toán phổ biến tại ngân hàng.

Quy Định Của Pháp Luật Về Thỏa Thuận Trả Nợ Trước Hạn

Căn cứ theo Điều 474 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
  • Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  • Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.
  • Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Ngoài ra, theo Điều 478 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn như sau:

  • Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
  • Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận khác.

Tại Sao Các Ngân Hàng Lại Tính Phí Phạt Trả Nợ Trước Hạn?

Ngân hàng thu phí trả nợ trước hạn được xem là 1 biện pháp cần thiết và phù hợp với thực tế kinh tế thị trường bởi khi các ngân hàng thực hiện một hợp đồng vay vốn, buộc họ phải cân đối nguồn vốn huy động của mình cả về lãi suất và kỳ hạn nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu của khoản vay tiền nhanh

Trong thời hạn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các nguồn vốn mà họ đã huy động.

Phí tất toán khoản vay trước hạn là để bù đắp những khoản chi phí phát sinh, những rủi ro về lãi suất, cũng như cân đối nguồn vốn nên các ngân hàng buộc phải phụ thu phí này.

Ngoài việc thu phí trả nợ trước hạn, các tổ chức tài chính còn thu thêm nhiều khoản phí phạt khác như trả nợ quá hạn, lãi trả chậm, thu hồi khoản lãi suất ưu đãi trả nợ trước hạn.

vi sao pahi tra no truoc han
Vì sao phải chịu phí phạt trả nợ trước hạn?

Cách Tính Tiền Phạt Trả Nợ Trước Hạn Tại Các Ngân Hàng

Hiện nay, các ngân hàng sẽ có mức phí phạt khi trả sớm khác nhau, thông thường các khoản phạt nợ trước hạn được các ngân hàng áp dụng ở mức 1-5% trên tổng số tiền trả nợ trước hạn.

Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng áp dụng theo công thức khác khiến cho số tiền mà khách hàng phải nộp phạt khá lớn. Công thức tính phí phạt nợ trước hạn:

Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước

Trong đó:

  • Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Là phần trăm sẽ bị phạt được ghi trong hợp đồng trước đó.
  • Số tiền trả trước: Là số tiền khách hàng còn vay và giờ trả hết (số tiền còn nợ).

Ví Dụ

 Bạn đăng ký vay tín chấp ngân hàng Techcombank với các thông tin như sau

  • Hạn mức vay 300 triệu đồng
  • Kỳ hạn trả góp: 24 tháng
  • Phí phạt trả nợ trước hạn: 5%
  • Thời gian tất toán khoản vay trước kỳ hạn là 5 tháng
  • Tổng dư nợ còn lại là 100 triệu

Phí phạt trả nợ trước hạn đối với khoản vay của bạn sẽ được tính như sau: 5% x 100 triệu = 5 triệu.

Phí Phạt Trả Nợ Trước Hạn Tại 1 Số Ngân Hàng Lớn Ở Việt Nam

Như đã nói, tùy vào mỗi ngân hàng mà mức phí phạt trả nợ trước hạn sẽ khác nhau, dưới đây là phí trả nợ trước hạn tại một số ngân hàng tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo. Khi nắm rõ mức phí này sẽ giúp bạn chủ động hơn khi tất toán khoản vay.

phi tra no truoc han 1 so ngan hang
Phí phạt trả nợ trước hạn tại 1 số ngân hàng cập nhật mới nhất 2021

Vietcombank

Ngân hàng VietcomBank hiện nay triển khai khá nhiều chương trình cho vay tiền trả góp theo tháng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Điển hình như gói vay mua đất, mua nhà lãi suất chỉ từ 7,5%/năm, lãi suất sau ưu đãi là 10,5%/năm. Ngoài ra, phí trả nợ trước hạn cũng khá thấp so với thị trường. Cụ thể:

  • Năm đầu tiên: 1,5% số tiền nợ gốc trả trước hạn.
  • Năm thứ 2-3 3: 1% số tiền nợ gốc trả trước hạn.
  • Năm thứ 4-5: 0,5% số tiền nợ gốc trả trước hạn.
  • Từ năm thứ 6 khách hàng sẽ không phải nộp phí phạt trước hạn

Phí Phạt Trả Nợ Trước Hạn VIB

Ngân hàng VIB hiên nay triển khai rất nhiều gói vay thế chấp như vay mua ô tô, vay mua nhà, vay tiêu dùng, vay thế chấp sổ đỏ. Lãi suất rất cạnh tranh cùng với kỳ hạn thanh toán linh hoạt.

Tuy nhiên nếu khách hàng muốn tất toán khoản vay trước hạn VIB thì cần phải chịu 1 khoản phí. Mức Phí trả nợ trước hạn VIB dao động từ 1,5% đến 2,5% tùy vào thời gian trả và số dư nợ còn lại bao nhiêu.

Vietinbank

Khi vay vốn tại ngân hàng mức lãi suất giao động từ 9,5%/năm trong 1 năm đầu, các năm tiếp theo 11,5%/năm. Phí phạt trả nợ trước cụ thể như sau:

Thời điểm trả nợ trước hạn 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm
Tỷ lệ phí phạt (%) 2 2 1,5 1 1

Nếu không áp dụng ưu đãi thì mức lãi suất là 11,5%/năm, khi đó khách hàng muốn tất toán trước hạn cũng không mất phí phạt.

Agribank

Hiện nay, ngân hàng Agribank là ngân hàng duy nhất có mức phí phạt trả nợ trước hạn 0%/năm. Đây là mức lãi suất rất thấp so với các ngân hàng khác.

Những khoản vay tín chấp Agribank theo chương trình ưu đãi lãi suất thì mức phí phạt thường là 1% – 2%. Khách hàng nên xem kỹ trên hợp đồng tín dụng trước khi ký kết.

Ví dụ: Bạn đang vay thế chấp ngân hàng Agribank 100 triệu, thời gian vay là 12 tháng, phí phạt trả nợ trước hạn là 1%. Nếu đến kỳ thứ 3 bạn trả nợ trước hạn 30 triệu đồng thì phí phạt được tính là mức phí phạt = 30.000.000 x 1% = 300.000 đồng.

Phí Phạt Trả Nợ Trước Hạn MB Bank

Nếu khách hàng chọn vay theo gói ưu đãi 6-12 tháng đầu tại ngân hàng MBBank khi hết thời hạn đó sẽ cộng thêm biên độ lãi suất thường 2-3%. Phí phạt trả nợ trước hạn MB Bank giao động từ 1-3%.

Cụ thể phí trả nợ trước hạn của MB Bank như sau:

Thời điểm trả nợ trước hạn 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm
Tỷ lệ phí phạt (%) 3 3 2,5 1,5 1

TPBank

Để đảm bảo tính công bằng cũng như nâng cao ý thức của khách hàng khi đã chấp nhận ký vào hợp đồng vay vốn, Ngân hàng TPBank đã đưa ra các quy định về các loại phí phạt nếu khách hàng có vi phạm

Dưới đây là bảng phí trả nợ trước hạn một phần/toàn bộ đối với sản phẩm vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân:

STT Khoản mục Mức phí Mức phí tối thiểu Mức phí tối đa
1 Các sản phẩm cho vay có TSĐB là tiền gửi
1.1 Trả nợ trước hạn khi thời gian vay thực tế
(Tính từ ngày giải ngân đến ngày trả trước hạn) của khoản vay dưới 10 ngày với TSĐB tiền gửi tại các TCTD khác
0.2% số tiền trả nợ trước hạn 50.000 VND 500.000 VND
1.2 Trả nợ trước hạn khi thời gian vay thực tế
(Tính từ ngày giải ngân đến ngày trả trước hạn) của khoản vay dưới 10 ngày với TSĐB tiền gửi tại TPBank/trái phiếu do TPBank phát hành.
Miễn phí    
1.2 Trả nợ trước hạn khi thời gian vay thực tế
(Tính từ ngày giải ngân đến ngày trả trước hạn) của khoản vay dưới 10 ngày trở lên
Miễn phí    
2 Các sản phẩm cho vay có TSĐB (Trừ các sản phẩm cho vay theo phương thức cấp hạn mức tín dụng dự phòng
2.1 Trả nợ trước hạn trong khoảng thời gian
1/3 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng
3% số tiền trả nợ trước hạn 250.000 VND  
2.2 Trả nợ trước hạn trong khoảng thời gian
1/3 đến 2/3 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng cho vay
2% số tiền trả nợ trước hạn 250.000 VND  
2.2 Trả nợ trước hạn trong khoảng thời gian
2/3 thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng
Miễn phí    
3 Sản phẩm cho vay không có TSĐB Mức phí được xác định theo thời điểm trả nợ trước của khách hàng    
– KH trả nợ trướ hạn trong năm đầu tiên tínn từ thời điểm giải ngân: 4.0% số tiền trả nợ trước hạn 200.000 VND  
– KH trả nợ trướ hạn trong năm thứ 2 tính từ thời điểm giải ngân: 3.0% số tiền trả nợ trước hạn 200.000 VND  
– KH trả nợ trướ hạn trong năm thứ 3 tính từ thời điểm giải ngân: 2.0% số tiền trả nợ trước hạn 200.000 VND  
– KH trả nợ trướ hạn trong năm thứ 4 tính từ thời điểm giải ngân: 1.0% số tiền trả nợ trước hạn 200.000 VND  

Hướng Dẫn Cách Tất Toán Trước Hạn Tại Các Ngân Hàng

Để thực hiện tất toán trước hạn các bạn có 2 cách sau:

  • Một là các bạn gọi đến tổng đài, nhờ họ kiểm tra hợp đồng và tính luôn chính xác một lần phải trả để kết thúc khoản vay là bao nhiêu tiền.
  • Hai là nếu bạn gần phòng giao dịch thì hãy đến hỏi trực tiếp giao dịch viên và họ sẽ hỗ trợ bạn từ a đến z.

Quy trình tất toán khoản vay các bạn có thể tham khảo như sau:

Bước 1: Tính số tiền còn lại phải thanh toán

Khách hàng cần phải tính toán số tiền còn lại dựa trên hợp đồng đã tra cứu. Nó sẽ bao gồm dư nợ gốc, lãi suất, thời gian tính lãi:

Dư nợ gốc = Dư nợ ban đầu – Dư nợ đã thanh toán hàng kỳ.

Bước 2: Kiểm tra số tiền còn lại cần phải thanh toán

Hãy tính rõ ràng số tiền mình cần phải trả, bao gồm cả tiền gốc, lãi và phí phạt. Nếu không biết thì bạn có thể gọi tới tổng đài hoặc đến quầy giao dịch.

Bước 3: Đối chiếu số tiền bạn tính và tiền ngân hàng tính

Để tránh sai sót, hãy đối chiếu số tiền bạn tính và số tiền của ngân hàng tính. Ngân hàng sẽ lập số liệu giúp chúng ta biết được chi tiết về khoản vay của mình.

Bước 4: Nộp tiền thanh toán

Sau khi đã đối chiếu xong, 2 bên đạt được thỏa thuận. Bạn cần phải nộp số tiền cho ngân hàng theo đúng quy định và phí phạt theo quy định

Bước 5: Ký tên và thanh lý hợp đồng vay

Nộp tiền xong khách hàng sẽ phải ký vào biên lai xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo đúng quy định. Ngoài ra bạn sẽ nhận được một tờ biên lai bản sao để làm bằng chứng.

Tổng Kết

Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết để các bạn có thể trả lời phí trả nợ trước hạn là gì? Khi có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng, bạn nên đọc kỹ hợp đồng vay vốn và chú ý các khoản phí phạt để tránh bị mất tiền phạt. FintechAZ chúc các bạn vay vốn thuận lợi và thành công!

Tìm hiểu thêm:

Giãn nợ là gì? Mẫu đơn xin giãn nợ ngân hàng cập nhật mới nhất 2023

Cách tính lãi suất vay ngân hàng đầy đủ và chính xác nhất

Cic là gì? Cách check cic để kiểm tra nợ xấu như thế nào?

Nợ xấu là gì? Có mấy nhóm nợ xấu?

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *