Tài sản đảm bảo là gì, quy định về tài sản đảm bảo tại ngân hàng

Nếu như muốn thực hiện vay vốn thế chấp tại ngân hàng thì tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện bắt buộc phải có. Vậy tài sản đảm bảo là gì? Quy định về tài sản đảm bảo của ngân hàng ra sao? Có các loại tài sản đảm bảo nào phổ biến hiện nay? Hãy cùng FintechAZ đến với bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Tài Sản Đảm Bảo Là Gì?

Tài sản đảm bảo được hiểu là tài sản mà bên đảm bảo dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm.

Được tồn tại dưới 3 hình thức mà khách hàng có thể dùng để vay thế chấp là vật hiện hữu, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản:

  • Tài sản đảm bảo là quyền tài sản: Ví dụ như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.
  • Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá: Ví dụ như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền.
  • Tài sản đảm bảo là vật hiện hữu: Ví dụ như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa.

Khi vay vốn ngân hàng, tài sản đem thế chấp thường là những giấy tờ có giá trị như: nhà đất, giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành, phương tiện giao thông, sổ tiết kiệm, bất động sản có sổ đỏ hoặc sổ hồng hay hợp đồng bảo hiểm có giá trị….

Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người đứng ra vay, kí hợp đồng vay với ngân hàng và có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản chắc chắn được hình thành trong tương lai (ví dụ như vay để mua xe ô tô thì xe ô tô đó là tài sản chắn chắn trong tương lai sẽ có).

tai sna dam boa la gi
Tài sản đảm bảo là gì?

Tài Sản Đảm Bảo Gồm Những Gì?

Tài sản đảm bảo có thể được hiểu là tài sản có giá trị hoặc là uy tín của khách hàng (đối với dịch vụ vay tín chấp), bao gồm:

  • Giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, séc, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi, sổ hồng, sổ đỏ, quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất…)

Quy Định Của Pháp Luật Về Tài Sản Đảm Bảo

Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản bảo đảm:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Tuy nhiên, việc xác định thời điểm đảm bảo các điều kiện không được nêu rõ. Vì vậy, khi thực hiện, bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo có thể thỏa thuận về thời điểm quan trọng nhất định phải đáp ứng các điều kiện chứ không cần thiết phải đáp ứng mọi thời điểm.

Tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”. Như vậy trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/12/2012 của Chính Phủ về sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP có quy định: “tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lại mà pháp luật không cấm giao dịch”. Như vậy, tài sản phải “không cấm giao dịch” mới có thể là sử dụng làm tài sản bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm có thể dẫn đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm nên “không cấm giao dịch” là một điều kiện phù hợp đối với tài sản bảo đảm.

Khoản 2 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được”. Điều kiện này yêu cầu tài sản bảo đảm phải là tài sản tôn tại trên thực tế và cho dù được mô tả chung thì vẫn phải xác định được. Đây là điều kiện rất cần thiết trong trường hợp khi tài sản bảo đảm là tài sản được mô tả chung và không có chi tiết cụ thể mô tả (ví dụ như tài sản bảo đảm là hàng hóa, vật tư hoặc số dư trong tài khoản – vì các loại tài sản này thay đổi hàng ngày và không thể mô tả chi tiết cụ thể) và tài sản hình thành trong tương lai.

Quy Định Về Tài Sản Đảm Bảo Của Ngân Hàng

Những Tài Sản Nào Đủ Điều Kiện Thế Chấp Tại Ngân Hàng?

Theo quy định tại Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn một số điều kiện về bảo đảm tiền vay, tài sản dùng để vay vốn thế chấp tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng bao gồm:

  • Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, bao gồm các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất khác.
  • Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật có quy định.
  • Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định của luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp cần phải thế chấp.
  • Tài sản hình thành trong tương lai như: Bất động sản hình thành sau thời điểm ký giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: Lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
  • Ngoài ra còn có một số tài sản giá trị trung bình khác như: Ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, sổ lương…

Như vậy, Thông tư trên đã giải đáp chính xác các loại tài sản dùng làm tài sản đảm bảo để các ngân hàng và tổ chức tín dụng làm căn cứ cho vay.

Những loại tài sản nào không được dùng làm tài sản bảo đảm tại ngân hàng?

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng không chấp nhận những loại tài sản sau khi vay vốn ngân hàng:

  • Các tài sản mà nhà nước quy định cấm kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng.
  • Tài sản đang còn tranh chấp.
  • Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của người thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
  • Tài sản đi thuê, đi mượn.
  • Tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong toả, tài sản đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
  • Tài sản đang thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác.
  • Tài sản khó cất giữ, bảo quản, kiểm định, đánh giá.
quy dinh ve tai san dam bao duoc the chap ngan hang
Quy định về tài sản đảm bảo được thế chấp tại ngân hàng

Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo tại ngân hàng

Theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng, tỷ lệ cho vay trả góp trên tài sản đảm bảo từ 60 – 70% giá trị của tài sản đảm bảo.

Đối với tài sản bằng bất động sản, tỷ lệ này có thể lên tới 75%. Tuy nhiên, đối với tình trạng đẩy mạnh hoạt động cho vay, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng thậm chí nâng tỷ lệ này lên tới 90 – 95%.

Phương thức xử lý tài sản đảm bảo

Theo Khoản 1 Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 có 4 phương thức xử lý tài sản đảm bảo. Cụ thể là:

  • Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản.
  • Bán đấu giá tài sản.
  • Bên nhận đảm bảo sở hữu tài sản.
  • Phương thức khác.

Các phương thức khác thể hiện rằng các bên có thể thỏa thuận để xử lý tài sản đảm bảo.

Ví dụ: Nếu tài sản có thể sử dụng để khai thác ra tiền hoặc cho thuê, số tiền thu được sẽ được phục vụ thực hiện thanh toán nghĩa vụ được đảm bảo.

Trong luật cũng quy định rõ ràng về các trường hợp sử dụng các phương thức nào. Nếu không có quy định, tài sản đảm bảo sẽ được đem ra đấu giá.

1 Số Lưu Ý Khi Thế Chấp Tài Sản Đảm Bảo Khi Vay Vốn Tại Ngân Hàng

Với những mục đích vay vốn khác nhau như cho vay mua xe, vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh, vay thế chấp sổ đỏ… Cho vay khi có tài sản bảo đảm kèm theo luôn là một trong những phương thức an toàn cho hoạt động ngân hàng và cho chính những những cán bộ tín dụng, người quản lý tại ngân hàng. Khi thực hiện thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm cần lưu ý:

  • Tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản, kiểm tra, bổ sung những tài sản bảo đảm bị thiếu giấy tờ như: Chứng nhận bảo hiểm, tài sản bị hết hạn đăng ký, những tài sản chưa đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ…
  • Thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm về quyền được ưu tiên xử lý tài sản trước các chủ thể khác nếu như tài sản bảo đảm dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ trong đó có nghĩa vụ đối với ngân hàng. Điều này rất có lợi cho ngân hàng khi xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vì tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét, giải quyết tranh chấp việc ưu tiên đầu tiên là những thỏa thuận tại hợp đồng.
  • Thuê đơn vị thẩm định giá độc lập (nên thuê các đơn vị có trong danh sách thẩm định giá của bộ tài chính) để thẩm định xác định giá trị tài sản bảo đảm.
  • Thỏa thuận với khách hàng về việc xử lý tài sản bảo đảm tại tòa án trong giai đoạn tiền tố tụng (giai đoạn trước khi tòa án đưa vụ án ra xét xử).
luu y khi the chap tai san dam bao
1 số lưu ý khi thế chấp tài sản đảm bảo khi vay vốn tại ngân hàng

Tổng Kết

Trên đây là những thông tin liên quan để làm rõ tài sản đảm bảo là gì? Cũng như những loại tài sản nào được thế chấp ngân hàng.

Khi hiểu và nắm rõ được những loại tài sản có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng, người đi vay sẽ tính toán được số tiền tối đa có thể vay và dễ dàng hoàn thiện các thủ tục vay một cách nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm:

Phát mại tài sản là gì? Khi nào thì bị ngân hàng phát mại tài sản đảm bảo?

Phí phạt trả nợ trước hạn tại các ngân hàng cập nhật mới 2022

Giãn nợ là gì? Cách xin giãn nợ tại ngân hàng

Ân hạn nợ gốc là gì? Cách xin ân hạn nợ gốc tại ngân hàng

Cách tính lãi suất vay ngân hàng chi tiết từ A – Z

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *