Với mục đích là sử dụng khoản tiền nhàn rỗi của mình để sinh lời thì hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng đã quá quen thuộc và được sử dụng phổ biến tuy nhiên còn 1 hình thức khác là chứng chỉ tiền gửi thì còn khá xa với nhiều người.
Vậy thì chứng chỉ tiền gửi là gì? Sự khác biệt giữa gửi tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi là gì? Hãy cùng FintechAZ tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Chứng Chỉ Tiền Gửi (CCTG) Là Gì?
Chứng chỉ tiền gửi có tên tiếng Anh là Certificate of deposit, đây là một loại giấy tờ có giá trị được ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức.
Hay hiểu theo một cách khác, chứng chỉ tiền gửi có giá trị tương đương giống như sổ tiết kiệm, nó là loại giấy tờ được phát hành để chứng minh quyền sở hữu một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.
Giấy chứng chỉ gửi tiền thực chất cũng là giấy trả lương cho người gửi tại một thời điểm nhất định nào đó, loại giấy tờ này được xem là một loại trái phiếu tại một số nước như Mỹ và Anh. Vì vậy bạn có thể sử dụng loại trái phiếu này để trao đổi, chuyển nhượng cho người mua.
Chính vì thế khi gửi tiền vào ngân hàng loại trái phiếu này có khả năng thanh toán cao đối với chủ sở hữu. Ngân hàng từ đó cũng đảm bảo được nguồn vốn cố định trong một thời gian.
Nội Dung Ghi Trên Chứng Chỉ Tiền Gửi
Trước khi mua chứng chỉ gửi tiền khách hàng cần nắm được nội dung trên đó để bảo vệ quyền lợi của mình trước ngân hàng và pháp luật khi có bất cứ vấn đề gì xảy ra:
- Tên tổ chức phát hành: Ghi tên ngân hàng phát hành CCTG
- Tên gọi giấy tờ có giá: Chứng chỉ tiền gửi
- Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán
- Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi của giấy tờ có giá
- Ghi rõ giấy tờ có giá ghi danh/vô danh
Đối với giấy tờ có giá ghi danh phải ghi rõ tên tổ chức, số giấy phép thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờ có giá (nếu người mua là tổ chức); tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ của người mua giấy tờ có giá (nếu người mua là cá nhân).
- Ký hiệu, số Seri phát hành
- Phiếu trả lãi kèm theo giấy tờ có giá phải có các chi tiết liên quan đến giấy tờ có giá, lãi suất, só tiền được lĩnh, kỳ hạn lĩnh lãi
- Các nội dung khác liên quan đến giấy tờ có giá.
Điều Kiện Mua Chứng Chỉ Tiền Gửi Tại Việt Nam
Để mua chứng chỉ tiền gửi tại Việt Nam, khách hàng phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau đây:
- Là cá nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống, làm việc hợp pháp tại Việt Nam
- Khách hàng đủ 18 tuổi trở lên
- Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nhân thân
- Thực hiên giao dịch tại ngân hàng mua CCTG
Ngoài ra, mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện bổ sung khác nhau khi đưa ra chương trình mua/bán chứng chỉ tiền gửi.
Các Loại Chứng Chỉ Tiền Gửi Hiện Nay
Theo quy định tại Thông tư 34/2013/TT-NHNN, chứng chỉ tiền gửi có ba loại chính bao gồm:
Chứng Chỉ Tiền Gửi Ghi Danh
Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
Chứng Chỉ Tiền Gửi Vô Danh
Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Loại chứng chỉ tiền gửi vô danh chỉ thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi.
Chứng Chỉ Tiền Gửi Ghi Sổ
Là loại chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển nhượng, và được bán theo mệnh giá và trả lại vào ngày đáo hạn.
Có Nên Mua Chứng Chỉ Tiền Gửi Không?
Những ưu điểm và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi như sau:
Ưu Điểm
- Đây là tài sản đầu tư phi rủi ro, được nó được đảm bảo bởi chính phủ
- Cả gốc và cả lãi đều được đảm bảo trong suốt thời gian đầu từ, điều này rất phù hợp với yêu cầu an toàn mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm
- Chứng chỉ tiền gửi hiện nay có lãi suất cao hơn so với gửi tài khoản tiết kiệm thông thường. Vì vậy mà những cá nhân muốn tối đa hóa lợi nhuận từ tài khoản tiết có thể lựa chọn chuyển sang chứng chỉ tiền gửi.
- Khi khách hàng có nhu cầu về vốn mà chứng chỉ tiền gửi chưa đến hạn thanh toán thì có thể tiến hành cầm cố hoặc chuyển nhượng, bán để vay vốn.
Nhược Điểm
- Chứng chỉ gửi tiền có tính thanh khoản không cao bằng việc gửi tài khoản tiết kiệm
- Chứng chỉ tiền gửi có hình phạt nếu khách hàng muốn rút tiền gửi trước khi đáo hạn. Vì vậy khách hàng có thể vừa bị mất đi tiền lãi và mất thêm 10% tài sản gốc của mình.
- Chứng chỉ tiền gửi có lãi suất thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp bởi chúng an toàn hơn. Nếu khách hàng lựa chọn muốn gửi tiền trong khoảng thời gian 5 năm thì có thể tìm mua trái phiếu có độ tín nhiệm cao nhất.
Người mua nên nên nắm rõ mức lãi suất cho vay nếu ngân hàng quy định chỉ có thể rút vốn bằng cách cầm cố giấy tờ có giá để vay lại tiền hoặc mức lãi suất thanh toán trước hạn nếu được phép thanh toán trước.
Vì vậy, mặc dù có lãi suất cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn, nhưng tốt nhất là người mua cần tính toán kỹ, chỉ nên mua khi đã lên được mọi kế hoạch cho việc sử dụng vốn của mình.
Mục Đích Phát Hành Chứng Chỉ Tiền Gửi
Có thể nói chứng chỉ tiền gửi là một kênh đầu tư lợi nhuận, hiện nay nó được nhiều người lựa chọn vì lãi suất cao. Thế nhưng lại không có nhiều người quan tâm đến mục đích phát hành chứng chỉ tiền gửi.
- Thị trường tài chính toàn cầu ngày càng có sự biến động, đa số khách hàng sẽ lựa chọn các kỳ hạn ngắn để dễ dàng chuyển đổi phương thức đầu tư. Từ đó, có thể thấy mục đích phát hành chứng chỉ tiền gửi hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu nguồn vốn dài hạn. Các ngân hàng luôn đưa ra lãi suất cao nhằm mục đích kích cầu khuyến khích các nhà đầu tư chọn mua chứng chỉ tiền gửi thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng.
- Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân và thủ tục cũng là nguyên nhân khiến các ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi. Để phát hành trái phiếu, các ngân hàng buộc phải lập hồ sơ phát hành và có sự chấp thuận của cả Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đặc biệt nhà đầu tư khi mua trái phiếu sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
- Hiện nay có nhiều ngân hàng đang hướng đến mục tiêu tuân thủ Basel II. Khi đó, ngoài những rủi ro tín dụng thì các ngân hàng phải kiểm soát rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Nếu chiếu theo khung chuẩn mới, chắc chắn hệ số CAR của các ngân hàng Việt Nam sẽ thấp hơn mức hiện tại khá nhiều. Như vậy, việc tăng vốn là cách duy nhất để đạt được tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mới do CD được tính vào vốn cấp II của ngân hàng.
Lợi Ích Khi Tham Gia Chứng Chỉ Tiền Gửi
Có thể thấy, chứng chỉ tiền gửi là hình thức gửi tiền an toàn, lãi suất cao nên được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, khi tham gia chứng chỉ tiền gửi, khách hàng cần nhận được những lợi ích sau:
- Được hưởng lãi trên số tiền đã mua: Giống như tiền gửi tiết kiệm, hàng tháng sẽ có lãi suất trên số tiền mà khách hàng gửi. Tuy nhiên, với chứng chỉ tiền gửi dài hạn, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm thông thường.
- Được chuyển nhượng: Trong trường hợp, khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền gấp hay không muốn sở hữu chứng chỉ tiền gửi đó nữa thì hoàn toàn có thể chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi của mình cho người khác, giá chuyển nhượng do hai bên cùng thỏa thuận. Khi đó, ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gian xác nhận quyền chuyển nhượng sở hữu chứng chỉ tiền đó.
- Được cho, tặng, biếu, thừa kế, ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành: Khách hàng hoàn toàn có thể cho hoặc tặng lại cho con cái, cha mẹ, người thân quen. Không quá phức tạp như tài sản thừa kế, cần có bản thừa kế, có luật sư, có người chứng kiến… Đối với chứng chỉ tiền gửi dài hạn khách hàng chỉ cần đến ngân hàng xác nhận cho, tặng, ủy quyền cho người khác. Ngân hàng sẽ hỗ trợ làm thủ tục cho hoặc tặng đơn giản, nhanh gọn.
So Sánh Chứng Chỉ Tiền Gửi Và Sổ Tiết Kiệm
Để so sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm thì trước tiên chúng ta phải hiểu khái niệm của 2 hình thức này. Như trên chúng tôi đã trình bày chứng chỉ gửi tiền là gì, sau đây chúng tôi xin trình bày ngắn gọn về sổ tiết kiệm:
Sổ tiết kiệm được hiểu là quyển sổ chứng nhận cho số tiền bạn gửi tại ngân hàng, ngân hàng ở đây chính nơi bạn chọn mở tài khoản tiết kiệm.
Sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá mà nó chỉ là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, mà tài sản đó chính là số tiền gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm.
Lý giải điều này trong Bộ luật dân sự 2015 chưa định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu giấy tờ có giá là một loại tài sản.
Bên cạnh đó, theo Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng về bản chất chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt sổ tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi, các bạn hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây:
Các yếu tố | Gửi tiết kiệm | Chứng chỉ tiền gửi |
Lãi suất | Tùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng, lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay khoảng 6 – 7%. | So với gửi tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn, lãi suất cao nhất của chứng chỉ tiền gửi cũng gần 9%. |
Kỳ hạn | Thông thường gửi tiết kiệm có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng… | Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài hơn; Có thể là 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng hay 84 tháng… tùy từng ngân hàng và đợt phát hành. |
Tính thanh khoản | Gửi tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản cao, khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn và cũng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp. | Theo lý thuyết, khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn (tùy ngân hàng), vậy nên tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm. |
Nên Đầu Tư Vào Chứng Chỉ Tiền Gửi Hay Mở Sổ Tiết Kiệm?
Theo như bảng phân tích trên ta có thể thấy mỗi hình thức đầu tư lại mang đến những ưu nhược điểm riêng. Và cả hai đều có những điểm mạnh và hạn chế.
Vì thế trước khi lựa chọn, khách hàng cần cân nhắc thật kỹ, hãy lựa chọn dựa vào tình hình chi tiêu của bản thân, nhu cầu sinh lãi, kỳ hạn muốn gửi,..
Thực tế hiện nay, chứng chỉ tiền gửi sẽ cho đầu ra lãi suất cao hơn, tuy nhiên thời hạn gửi lại dài hơn, và trước kỳ hạn khó rút lại vốn, không linh hoạt như sổ tiết kiệm.
Nếu bạn đang có một khoản tiền khá lớn, không dùng đến trong thời gian dài thì có thể lựa chọn chứng chỉ tiền gửi.
Đặc biệt nếu khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi khi chưa đến kỳ hạn, vẫn có thể mang những giấy tờ có giá tại ngân hàng đến để vay, tuy nhiên thì lãi suất vay sẽ cao hơn lãi suất trong chứng chỉ tiền gửi đã mua. Như vậy, cả hai hình thức này đều có ưu nhược riêng, không thể nói hình thức nào tốt hơn:
- Chứng chỉ tiền gửi có ưu điểm là lãi suất cao, giúp giữ khoản tiền cố định để sử dụng trong tương lai.
- Gửi tiết kiệm có ưu điểm là lãi suất vừa phải, kỳ hạn phù hợp, dễ dàng rút vốn linh hoạt, chủ động.
Lời khuyên tốt nhất, khách hàng hãy chia khoản tiền của bản thân ra thành hai phần, gửi một phần vào chứng chỉ tiền gửi, một phần vào sổ tiết kiệm. Lưu ý hãy cân nhắc kỹ theo nhu cầu của bản thân, lợi ích khi gửi để có lựa chọn phù hợp nhất.
Lãi Suất Chứng Chỉ Tiền Gửi Tại 1 Số Ngân Hàng Hiện Nay
Để thu hút sự quan tâm của khách hàng, các ngân hàng thương mại chạy đua phát hành chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất hấp dẫn. Dưới đây là mức lãi suất áp dụng cho chứng chỉ tiền gửi tại một số ngân hàng uy tín hiện nay.
Ngân hàng | Kỹ hạn ( tháng) | Lãi suất CCTG (%/năm) |
SHB | 18 | 8,6% |
24 | 8,7% | |
36 | 8,8% | |
VietcapitalBank | 24 | 9,5% |
36 | 9,8% | |
48 | 10% | |
60 | 10,2% | |
VIB | 18 | 6,68% |
24 | 6,88% | |
SacomBank | 84 | 8,6% |
VietABank | 24 | 9,1% |
Lưu ý: Bảng lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo tại một thời điểm nhất định. Ngân hàng có thể điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn.
Tổng Kết
Với bài viết trên, chắc hẳn khách hàng đã hiểu rõ chứng chỉ tiền gửi là gì? Cũng như nó có điểm gì khác so với sổ tiết kiệm.
Hãy tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên khả năng tài chính của mình để đưa ra lựa chọn tốt nhất nhé! Chúc các bạn đầu tư được thành công và sinh nhiều lợi nhuận!
Tìm hiểu thêm:
OTP là gì? Những thông tin quan trọng cần biết về mã OTP
Token là gì? Cách sử dụng Token an toàn
Dư nợ giảm dần là gì? Công thức tính chi tiết
Dư nợ là gì? Dư nợ tín dụng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng là gì? Khi nào thì cần sử dụng?
Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com