Ngân hàng thương mại là gì, có đặc điểm và vai trò thế nào?

Khái niệm “Ngân hàng thương mại” xuất hiện rất nhiều trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu cặn kẽ và chi tiết về khái niệm này. Khi có ý định đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc các sản phẩm do các ngân hàng này cung cấp thì các bạn nên hiểu ngân hàng thương mại là gì? Đặc điểm, chức năng của ngân hàng này ra sao?

FintechAZ sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi nhé!

Ngân Hàng Thương Mại Là Gì?

Ngân hàng thương mại được biết đến là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích mang lại lợi nhuận, ngân hàng thương mại có hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.

Hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Hiện nay, ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…

ngan hang thuong mai la gi
Ngân hàng thương mại là gì?

Các Loại Hình Ngân Hàng Thương Mại

Dưa Vào Hình Thức Sở Hữu

Dựa vào hình thức sở hữu thì ngân hàng được chia thành 5 loại:

Tên loại ngân hàng Đặc điểm
Ngân hàng thương mại quốc doanh
  • Ngân hàng được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước.
  • Các ngân hàng quốc doanh có nhiều chính sách để tăng vốn, tăng giá trị ngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng.
  • Vì có 100% vốn thuộc ngân sách nhà nước, các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho.
Ngân hàng thương mại cổ phần
  • Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ việc góp vốn kinh doanh của các cổ đông, doanh nghiệp.
  • Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng liên doanh
  • Ngân hàng này được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoài không quá 50%, trụ sở làm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam.
Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
  • Ngân hàng có số vốn 100% từ nguồn vốn nước ngoài, được thành lập dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm.
Ngân hàng chi nhánh nước ngoài
  • Ngân hàng được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam.
  • Một số ngân hàng chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam: Citibank, Bangkok Bank, Shinhan Bank, Deutsche Bank

Dựa Vào Chiến Lược Kinh Doanh

Dựa vào chiến lược kinh doanh thì ngân hàng được chia thành 4 loại sau:

Tên loại ngân hàng Đặc điểm
Ngân hàng thương mại bán buôn
  • Những ngân hàng này nhắm tới đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp, công ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế, rất ít khi có giao dịch với khách hàng cá nhân.
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này thường không đa dạng nhưng giá trị từng giao dịch rất lớn.
Ngân hàng thương mại bán lẻ
  • Là những ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tập khách hàng cá nhân, các công ty vừa và nhỏ.
  • Các ngân hàng thường hướng tới đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Giá trị mỗi giao dịch thường không lớn nhưng có số lượng giao dịch cao.
Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ
  • Những ngân hàng thực hiện cả hai hoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ nghĩa là tập khách hàng mục tiêu của những ngân hàng này là tất cả các dạng khách hàng.

Dựa Vào Tính Chất Hoạt Động

Dựa vào tính chấp hoạt động được chia thành 2 loại ngân hàng như:

Tên loại ngân hàng  Đặc điểm
Ngân hàng chuyên doanh
  • Là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Ngân hàng kinh doanh tổng hợp
  • Là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

Bản Chất Của Ngân Hàng Thương Mại

Bản chất của Ngân hàng thương mại là thể hiện qua các khía cạnh như:

  • Ngân hàng thương mại hiện nay là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế
  • Đây là một doanh nghiệp và cũng là một đơn vị kinh tế. Nghĩa là Ngân hàng thương mại hoạt động trong một ngành kinh tế, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác.
  • Hoạt động của Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh. Muốn kinh doanh, các Ngân hàng thương mại phải có vốn, phải tự chủ về tài chính. Đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Việc tìm kiếm lợi nhuận là phải chính đáng trên cơ sở chấp hành luật pháp của nhà nước.
  • Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là lĩnh vực “đặc biệt” vì liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội, lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là lĩnh vực “nhạy cảm”, đòi hỏi một sự thận trọng và khéo léo trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho xã hội. Lĩnh vực hoạt động này của Ngân hàng thương mại góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế-xã hội…

Như vậy, Ngân hàng thương mại là loại hình định chế tài chính trung gian hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Đây là loại định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường, góp phần tạo lập và cung ứng vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế -xã hội phát triển.

Chức Năng Của Ngân Hàng Thương Mại

Chức năng của ngân hàng thương mại thể hiện qua 4 nội dung chính như sau:

Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:

  • Đối với khách hàng: là người gửi tiền, họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi, an toàn tiền gửi, tiện ích. Với người đi vay, giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian, tiện lợi, an toàn và hợp pháp.
  • Đối với ngân hàng:  chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, đồng thời nó là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng qui mô tín dụng cho nền kinh tế.
  • Đối với nền kinh tế: Chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
chuc nang cua ngan hang thuong mai
Chức năng của ngân hàng thương mại

Chức năng trung gian thanh toán

Chức năng này giúp ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng trích tiền trên tài khoản trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản. Chức năng này đem lại lợi ích:

  • Đối với khách hàng hàng: Thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
  • Đối với ngân hàng: Tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi thông qua cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng cao.
  • Đối với nền kinh tế: Chức năng này lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội, đồng thời nó cũng giúp làm giảm khối lượng tiền mặt dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt.

Chức năng tạo tiền

Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng sẽ thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đi vay. Sau đó, số tiền đó lại được đưa vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua hàng hóa, trong khi những người có số dư tài khoản tiếp lại tiêu dùng thông qua các hình thức thanh toán qua thẻ,…

Chức năng thủ quỹ

Với chức năng này, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiên, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng của mình là các chủ thể trong nền kinh tế. Chức năng thủ quỹ góp phần tạo ra lợi ích như sau:

  • Đối với khách hàng: Chức năng thủ quỹ giúp cho khách hàng ngoài việc đảm bảo an toàn tài sản của mình thì còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa
  • Đối với ngân hàng: Có được nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín dụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán.
  • Đối với nền kinh tế: Chức năng thủ quỹ khuyến khích tích luĩ trong xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế.

Các Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại

Căn cứ tại Điều 98 Luật tổ chức tín dụng 2010 quy định về các hoạt động của ngân hàng thương mại, cụ thể như sau:

  • Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
  • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
  • Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: Cho vay, Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
  • Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
  • Cung ứng các phương tiện thanh toán.
  • Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.”
hoat dông cua ngan hang thuong mai
Các hoạt động của ngân hàng thương mại

1 Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Ngân Hàng Thương Mại

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Là Gì?

Ngân hàng thương mại cổ phần (ngân hàng TMCP, tiếng Anh là Joint Stock Commercial Bank) là cách gọi ở Việt Nam để chỉ các ngân hàng hoạt động kinh doanh, thương mại theo mô hình cổ phần. Đây cũng là loại hình ngân hàng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay.

Ngân hàng thương mại cổ phần phải tuân theo luật riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi hoạt động.

Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước Là Gì?

Ngân hàng thương mại nhà nước (Tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu) được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Ngân Hàng Thương Mại Tiếng Anh Là Gì?

Ngân hàng thương mại có tên Tiếng Anh là: Commercial Bank.

Tổng Kết

Thông qua bài viết này hy vọng các bạn đã hiểu rõ bản chất và khái niệm ngân hàng thương mại là gì? Chức năng cũng như bản chất của ngân hàng.

Ngân hàng này đóng vai trò quan trọng giúp nền kinh tế ngày càng phát triển. Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết nhé!

Tìm hiểu thêm:

Ngân hàng trung gian là gì? Khái niệm và chức năng

Ngân hàng phát hành là gì? Những thông tin cần biết

Ngân hàng thông báo là gì? Quy tắc để chọn ngân hàng thông báo

Banker là gì? Công việc ra sao? Lương có cao không?

Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì? Lộ trình thăng tiến ra sao?

Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *