Nợ xấu nhóm 4 là một trong 2 mức độ nợ xấu nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất hiện nay. Vậy nợ nhóm 4 là gì? nợ nhóm 4 bao lâu được xóa? Có thể được hỗ trợ vay vốn khi bị nợ nhóm 4 không? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của FintechAZ, hãy cùng theo dõi nhé!
Ví dụ khoản vay minh họa:
|
Nợ Nhóm 4 Là Gì?
Nợ xấu nhóm 4 hay còn có tên gọi khác là nợ nghi ngờ, mức độ nguy hiểm của nhóm nợ này chỉ sau nhóm 5. Đây là khoản nợ mà người vay không thực hiện chi trả theo đúng kỳ hạn đã cam kết trong hợp đồng từ 3 tháng trở lên.
Đặc biệt, nếu trong trường hợp để ngân hàng phải cơ cấu lại ngày trả nợ đến lần thứ 3 mà vẫn không thanh toán thì bạn sẽ bị nhảy lên nợ xấu nhóm 5.
Ngoài ra, nếu khách hàng bị liệt vào danh sách nợ nhóm 4 thì phải mất một thời gian rất dài ít nhất 5 năm mới có thể xóa được lịch sử nợ lưu trữ trên CIC cũng như vay vốn lại.
Tìm hiểu thêm: Nợ xấu là gì? Các nhóm nợ xấu tại ngân hàng hiện nay
Những Nguyên Nhân Phổ Biến Dẫn Đến Nợ Xấu Nhóm 4
Hiện nay có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến khách hàng rơi vào nợ xấu nhóm 4 và thậm chí không còn khả năng để tiếp tục thanh toán khoản nợ nữa. Một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn được khảo sát từ khách hàng như sau:
Đứng tên vay giúp người khác
Đây là 1 trong những nguyên nhân khá phổ biến. Khi thấy người thân hay bạn bè không chứng minh được thu nhập, không đủ điều kiện vay tiền nhanh tại ngân hàng nên bạn đã đứng tên trên hồ sơ vay giúp và cam kết trả nợ đúng hạn.
Thực tế bạn chỉ là người đứng tên vay nên sau khi giải ngân bạn sẽ thờ ơ với điều khoản cam kết khoản vay, không quan tâm đến nghĩa vụ thanh toán khoản vay đúng kỳ hạn dẫn đến nợ quá hạn. Đặc biệt cũng có thể sau một thời gian bạn sẽ không còn nhớ tới hợp đồng vay tín dụng này nữa.
Nếu người thân hay bạn bè không tiếp tục thanh toán tiền lãi và gốc thì bên chủ nợ sẽ ghi nhận thông tin chậm thanh toán cho chính bạn
Vì vậy, tuyệt đối không nên đứng tên làm hồ sơ vay vốn hay tham gia trả góp cho người khác vì điều này dẫn đến nợ xấu cao chiếm tỷ lệ đến hơn 80% trong danh sách nợ xấu từ nhóm 2 trở lên
Không quan tâm đến điểm tín dụng
Khi tham gia vay tín chấp tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng khách hàng thường chỉ quan tâm lãi suất và kỳ hạn trả mà không quan tâm đến việc trả tiền lãi và gốc đúng hạn như đã cam kết và cũng không hiểu nếu chậm thanh toán thì có những hệ lụy như thế nào.
Sau khi chậm thanh toán vài ngày khách hàng có thể được nhân viên tín dụng nhắc nhỡ, tuy nhiên sự chậm trễ khi không thanh toán xảy ra liên tục sẽ dẫn đến tình trạng nợ kéo dài hoặc tần suất chậm chậm thanh toán lập lại quá nhiều lần.
Người vay không hiểu rõ tầm quan trọng của “điểm tín dụng”, nó chính là sự đánh giá uy tín chất lượng để khoản vay được duyệt vay cao, vì vậy khách hàng thường thờ ơ với việc thanh toán khoản nợ của mình.
Khách hàng chỉ nghĩ rằng mình đã thanh toán đủ khoản nợ cũ là không còn nợ nữa nên việc dẫn đến rơi vào nợ nhóm là điều đương nhiên
Mất khả năng thanh toán
Khách hàng có quá nhiều khoản nợ cùng một lúc với các ngân hàng hay tổ chức tài chính khác nhau dẫn đến việc không gồng gánh trả nợ đúng hạn được trong thời gian dài và dẫn đến nợ xấu.
Khách hàng làm ăn thua vỗ, bể nợ, hay đánh mất thu nhập từ công việc hiện tại chẳng hạn như do ảnh hưởng dịch Covid 19 cũng dẫn đến việc mất khả năng thanh toán.
Tìm hiểu thêm: Nợ xấu có vay thế chấp được không?
Nợ Nhóm 4 Từ Bao Nhiêu Ngày Quá Hạn Thanh Toán?
Hiện nay, theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tùy vào mức độ trả nợ trễ hạn của khách hàng, tổ chức tín dụng sẽ sắp xếp vào các nhóm nợ khác nhau và khách hàng sẽ nhanh chóng bị liệt vào danh sách nhóm nợ 4. Cụ thể như sau:
- Khoản nợ của khách hàng bị nợ quá hạn từ 181 ngày cho đến 360 ngày
- Khoản nợ đã được được ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
- Khoản nợ được ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai. Nếu ngân hàng cơ cấu khoản nợ lần thứ 3 mà khách hàng không thanh toán thì sẽ rơi vào nợ xấu nhóm 5.
Cách Kiểm Tra Xem Có Bị Nợ Xấu Nhóm 4 Hay Không
Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra khoản nợ xấu của mình mà vẫn đảm bảo độ chính xác thông qua 3 cách đơn sau đây:
Kiểm Tra Các Khoản Thanh Toán Gần Nhất
Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần nhớ kỹ lại khoản thanh toán mà mình trả trễ hẹn nhất, tổng số điền chậm đó so với ngày đáo hạn được quy định trong hợp đồng chính xác là bao nhiêu lâu.
- Nếu trễ trong khoảng 10 đến 30 ngày thì sẽ là nợ cần chú ý.
- Trong khoảng 30 đến dưới 180 ngày sẽ được liệt kê vào nợ xấu nhóm 3.
- Trên 180 ngày sẽ bị xếp vào nợ xấu nhóm 4.
- Nếu trễ 365 ngày trở lên là nợ xấu nhóm 5.
Tuy nhiên nếu bạn không thể biết chính xác tổng số ngày trễ hạn thanh toán, có thể nhờ người quen trong ngân hàng để tìm hiểu giúp.
Kiểm Tra Nợ Nhóm 4 Qua App CIC Online
- Bước 1: Tải app CIC về điện thoại và đăng ký tài khoản trên app
- Bước 2: Đăng nhập vào và lựa chọn khai thai báo cáo ở thanh menu
- Bước 3: Lựa chọn loại có phí hoặc miễn phí để xem thông tin tra cứu.
Tra Cứu Nợ Xấu Nhóm 4 Trên Website CIC
- Bước 1: Truy cập vào website: cic.org.vn, đăng ký nếu chưa có tài khoản hoặc đăng nhập nếu đã có tài khoản
- Bước 2: Tại menu, chọn báo cáo khai thác
- Bước 3: Lựa chọn loại có phí hoặc miễn phí để xem thông tin tra cứu.
Tìm hiểu thêm: Cách check cic cá nhân online miễn phí chi tiết từ A – Z
Rơi Vào Nợ Xấu Nhóm 4 Có Vay Tiền Ngân Hàng Được Không?
Khi rơi vào nợ xấu mà có nhu cầu vay vốn, nhiều người sẽ thắc mắc nợ xấu nhóm 4 có vay được không? Câu trả lời là “Không” bởi nợ xấu nhóm 4 được các đơn vị đánh giá gần như mất khả năng hoàn vốn.
Vì vậy, bất cứ ai khi đã bị nợ xấu nhóm 4 thì đều bị các ngân hàng, tổ chức tài chính từ chối khoản vay. Trong quá trình trả nợ của khách hàng vẫn bị lưu trữ trên hệ thống CIC.
Sau khi hết thời gian thử thách, khoản nợ của khách hàng đã được xóa hoàn toàn trên CIC thì có thể vay tiền trở lại, tuy nhiên ít nhiều vẫn sẽ gặp những khó khăn nhất định.
Top các địa chỉ vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND hỗ trợ nợ xấu giải ngân nhanh chóng.
Nợ Xấu Nhóm 4 Bao Lâu Được Xoá?
Nợ xấu nhóm 4 nguy hiểm như vậy thì làm sao để xóa? Hiện nay sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Số tiền vay nhỏ hơn 10 triệu đồng
Ngân hàng có thể tạo điều kiện xóa nợ xấu sớm cho bạn nếu số tiền vay nhỏ và bạn có thái độ hợp tác trả nợ góc và lãi cho ngân hàng. Như vậy, lịch sử tín dụng sẽ không bị ảnh hưởng nguy hiểm. Và thời gian thử thách cũng không kéo dài.
Trường hợp 2: Số tiền vay lớn hơn 10 triệu đồng
Thời gian thử thách bắt buộc là 5 năm. Trong vòng 5 năm này, khách hàng buộc phải thanh toán nốt khoản nợ còn lại và không thể tiếp cận với bất kể nguồn vốn nào kể cả làm thẻ tín dụng hay mua hàng trả góp cũng đều không được.
Hết thời hạn thử thách 5 năm, tên bạn sẽ được xóa khỏi nhóm nợ xấu, tuy nhiên việc vay vốn vẫn khó khăn hơn người bình thường, ngân hàng nào linh động lắm mới đồng ý cho bạn vay tiền.
Một Số Lưu Ý Để Tránh Bị Xếp Vào Nợ Xấu Nhóm 4
Không chỉ nợ xấu nhóm 4, ngay cả khi rơi vào những nhóm nợ xấu thấp hơn thì các bạn cũng gặp không ít rắc rối. Vì vậy hãy nhớ những điều sau để tránh rơi vào nợ xấu nhé.
- Trước khi vay tiền cần tự đánh giá được khả năng tài chính của chính bản thân, từ đó lên kế hoạch trả nợ cụ thể. Kế hoạch càng chi tiết, bạn làm đúng theo những gì đã tính toán thì khả năng rơi vào nợ xấu càng thấp.
- Sử dụng nguồn vốn vay thật hợp lý để tạo ra tiền xoay vòng trả nợ. Hạn chế để phát sinh những khoản ngoài dự kiến.
- Lập sẵn cho mình những phương án khác nhau, tính đến cả trường hợp rủi ro và cách xử lý để không bị rơi vào khủng hoảng tài chính.
- Bạn có thể đăng ký dịch vụ thanh toán tự động do ngân hàng cung cấp. Khi đó sẽ giúp bạn không bị quá hạn trả nợ mà còn cân bằng được tình hình thu và chi.
Tổng Kết
Có lẽ qua bài viết trên, bạn đã biết được nợ xấu nhóm 4 là gì? Tuy nợ xấu không hề ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn nhưng nó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các khoản vay tín dụng trong tương lai. Do đó, khi đã đăng ký vay vốn thì bạn hãy cố gắng thanh toán đúng hạn.
Tìm hiểu thêm:
Nợ xấu nhóm 1 là gì? Nợ nhóm 1 có bị sao không?
Nợ xấu nhóm 2 là gì? Nợ nhóm 2 có vay tiền ngân hàng được không?
Nợ xấu nhóm 3 là gì? Khi nào thì bị nợ nhóm 3?
Nợ xấu nhóm 5 là gì? Bị nợ xấu nhóm 5 thì phải làm sao?
Bài viết được biên tập bởi: FintechAZ.com